RIP Whitney Houston – my only idol

=

My first original cd. From 1992. Gía trị quy đổi vào thời điểm đó bằng nửa chỉ vàng. Thứ duy nhất tui đòi papa mua cho bằng được khi him đi công tác nước ngoài. Nó vẫn luôn nằm trên kệ, chỗ dễ nhìn thấy nhất 🙁 My only diva, cảm xúc khi nghe nhạc của Whitney vẫn nguyên vẹn, như lần đầu tiên nghe I have nothing của 1 con bé 8 tuổi, cố sức hát theo 1 ca khúc tiếng Anh vượt quá trình độ chữ nghĩa lúc đó của mình 🙁 I will always love her, admire her most ♥

Vượt qua nghiện ngập lùm xùm gia đình để tiếp tục con đường nghệ thuật, chỉ còn 1 ngày nữa là cô ấy lại cất cao giọng trong lễ trao giải Grammy. Zậy mà…

Trả Whitney lại cho tui đi, ko chịu đâu :((

=============================================================

Hình ảnh của Whitney trong tui luôn đẹp vì đó là người đầu tiên mà tui yêu thích, thần tượng. Năm 8 tuổi ( 1993) tui xem phm The bodyguard và cực kì thích ca khúc I have nothing. Cố gắng thu lại ca khúc đó trên FM vào băng cát sét và nghe đi nghe lại đến thuộc lòng. Cũng chính từ những nỗ lực tìm kiếm ca khúc đó mà tui wen dần với các bài hát quốc tế và các chương trình ca nhạc.

Cũng chính từ những ca khúc yêu thích đó mà tui cố gắng học ngoại ngữ.

Và cũng chính từ đó mà tui đã ko ngừng nghỉ dõi theo giới giải trí trong nước và quốc tế.

Lúc trước, tui từng có mơ ước được xem cô ấy hát live 1 lần. Và đến tận bây giờ khi tui thực sự có điều kiện làm việc đó thì cô ấy ko còn nữa 🙁

Với tui, đừng nhắc đến việc Whitney Houston đã nghiện ngập sa sút như thế nào, ai cũng có những khoảng thời gian tăm tối trong cuộc đời. Với tui Whitney Houston luôn là người có giọng ca rực rỡ nhất, là ca sĩ duy nhất mà tui thần tượng , là Diva duy nhất trong lòng tui. Tui vẫn luôn dõi theo và trông chờ ngày giọng ca của cô ấy trở lại thời kì huy hoàng đỉnh cao. Giọng ca có tầm ảnh hưởng, định hướng cho nhiều thế hệ ca sĩ, thần tượng trẻ cố gắng noi theo.

Trong suốt cuộc đời mình Whitney đã đạt được

2 giải Emmy

=

2 Emmy Awards

=

4 album đứng đầu bảng xếp hạng Mỹ

=

4 US Number One Albums

=

6 People’s Choice Awards

=

6 People's Choice Awards
=
6 giải Grammy
=
6 Grammy Awards
=
7 giải thưởng Soul Train Music Awards
=
7 Soul Train Music Awards
=
11 ca khúc đứng đầu các bảng xếp hạng
=
11 Number One Songs
=
16 giải hình tượng NAACP
=
16 NAACP Image Awards
=
22 giải American Music Awards
=
22 American Music Awards
=
30 giải thưởng Billboard Music Awards
=
30 Billboard Music Awards
=
99 giải của hiệp hội ghi âm Hoa Kì RIAA Awards
=
99 RIAA Awards
=
562 đề cử cho các giải thưởng
=
562 Total Award Nominations
=
Thắng 415 giải thưởng
=
415 Awards Overall
=
và 170 triệu sản phẩm âm nhạc tiêu thụ toàn cầu
=
170 Million Albums, Singles And Videos Sold Worldwide

=============================================================

Whitney Houston sinh ngày 9/8/1963 tại New Jersey, Mỹ, là con của ca sĩ giáo đoàn Cissy Houston, chị em họ của diva nhạc pop thập kỷ 1960 Dionne Warwick và là con đỡ đầu của huyền thoại âm nhạc Aretha Franklin. Whitney bắt đầu cất giọng hát trong dàn đồng ca nhà thờ khi còn bé. Đến tuổi thiếu niên, cô hát bè cho Chaka Khan, Jermaine Jackson và nhiều người khác, đồng thời thử sức với nghiệp người mẫu. Chính vào thời gian này, ông trùm làng nhạc Clive Davis phát hiện ra giọng ca của cô.

Nữ ca sĩ da màu phát hành album đầu tiền vào năm 1985 mang chính tên mình, bán được hàng triệu bản và liên tục “đẻ” hit. Ca khúc “Saving All My Love for You” mang lại cho cô giải Grammy đầu tiên cho Giọng pop nữ hay nhất. “How Will I Know,” ”You Give Good Love” và “The Greatest Love of All” cũng là những đĩa đơn được yêu thích.  Một đĩa bạch kim khác, “Whitney”, ra đời năm 1987, tiếp tục giới thiệu các ca khúc đỉnh cao “Where Do Broken Hearts Go” và “I Wanna Dance With Somebody”.

Trong thời đỉnh cao, cô là cô gái vàng của làng âm nhạc thế giới. Từ giữa thập kỷ 1980 đến cuối những năm 1990, Whitney là một trong những ca sĩ được yêu thích nhất. Chỉ riêng tại Mỹ, 55 triệu bản đĩa của cô đã được tiêu thụ. Con số này tính trên toàn cầu là 200 triệu.

Whitney Houston cưới danh ca nhạc R&B, Bobby Brown, năm 1992 khi cô 29 tuổi. Cuộc hôn nhân tưởng như rất hạnh phúc này bắt đầu có nhiều dấu hiệu xấu và ảnh hưởng nặng nề tới sự nghiệp của Whitney. Sự nghiệp của Whitney hoàn toàn đi xuống từ album Just Whitney vào năm 2002. Chất gây nghiện, rượu bia và một phần do tuổi tác cũng khiến giọng hát của cô bị ảnh hưởng. Năm 2010 trong tour diễn đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm vắng bóng, Whitney xuất hiện tại các đêm diễn với giọng hát yếu ớt và hình ảnh tiều tụy. Mặc dù vậy, album cuối cùng trong sự nghiệp của cô là I Look To You phát hành năm 2009 vẫn nhận được sự quan tâm của hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới. Album này giành được vị trí quán quân ở cả Mỹ, Canada, Đức và Australia.

Whitney cũng vừa trở lại với điện ảnh sau hơn 15 năm vắng bóng. Bộ phim mới nhất của cô mang tên Sparkle, đóng cùng Jordin Sparks.

3 thoughts on “RIP Whitney Houston – my only idol

  1. All at once, I started counting teardrops and at least a milion fell

    Whitney không phải là giọng ca quốc tế đầu tiên mà tôi nghe. Những bài hát đầu tiên tôi hát – thời còn bập bẹ tiếng Anh chữ được chữ mất và chẳng hiểu gì – cũng không phải của Whitney.

    Tôi gọi Whitney là Whitney. Tôi không gọi là chị, là cô, là bà. Vì Whitney là độc nhất, và không ai có thể thay thế được Whitney.

    Thời còn bé, lúc biết được có thứ được gọi là âm nhạc quốc tế, tôi thường tua nhanh những bài hát của Whitney mỗi lần bố mở. Đơn giản là lúc đấy tôi quá bé, tôi không cảm thấy nhạc của Whitney hay, hoặc giọng của Whitney đáng được học tập. Lớn được một tí, tôi dần khám phá được những “I Will Always Love You” , “Saving all my love for you” hay “Greatest Love Of All” là những tuyệt phẩm của làng nhạc thế giới, và rằng giọng ca của Whitney thật sự đáng được kính trọng và ngưỡng mộ.

    Tôi không có nhiều hiểu biết về Whitney như những người hâm mộ khác. Tôi chưa xem The Bodyguard. Tôi không biết rõ tình trạng gia đình của Whitney. Tôi không quan tâm đến việc Whitney nghiện ngập và rượu chè bê tha như thế nào. Tôi lại càng không quan tâm tin tức về mâu thuẫn, kiện cáo hay xung đột gì của Whitney với những ca sĩ khác. Đối với tôi, tôi yêu Whitney vì giọng hát, vì những cảm xúc tôi cảm nhận được qua từng miligiây của mỗi bài hát.

    Tôi nhớ hồi bé, giữa mỗi trận đá banh, hay gần đây là giữa mỗi trận đánh bóng chuyền cúp VTV, “One moment in time” vẫn luôn được bật lên làm nhạc nền. Đối với họ – những người BTV thể thao VTV -, cũng như đối với tôi, bài hát này có thể được gọi là thánh ca, là bài hát cảm động nhất, là bài hát phù hợp nhất không chỉ để ca ngợi những giây phút vinh quang trong thể thao, mà còn cả những giây phút kiên cường vật lộn trong đời sống hiện thực.

    Tôi nhớ những đêm khuya 2, 3h sáng giả vờ học bài luyện thi Đại học rồi lên SànNhạc ngân nga trong phòng live những bài hát của Whitney để rồi ho sù sụ ở những đoạn cao vì không thể gào to lên mà chỉ hát ri rí trong cổ họng.

    Tôi nhớ có người đã từng khen tôi chuyên trị nhạc Diva, và tôi nhớ cảm giác mình tự hào đến mức độ nào khi biết người khác có thể cảm nhận được cảm xúc tôi gửi gắm qua bài hát – cảm xúc xuất phát từ lòng ngưỡng mộ Whitney.

    Tôi nhớ mỗi lần gào “I Have Nothing” trong điên cuồng để mẹ đập cửa toilet bảo rằng nhà chỉ cần có một con chó là đủ.

    Tôi nhớ mình luôn tự hỏi “When you believe” là một bài hát hay thế mà sao nó lại không được dùng trong các cảnh phim của Hoàng tử Ai Cập, và rất bức xúc là vì sao họ lại bật nó ở cuối phim – lúc chỉ còn toàn là chữ chạy.

    Tôi nhớ có lần ở báo Mực Tím hay Hoa Hoc Trò có đăng tin Whitney đi vào một tiệm đĩa và thấy poster của mình nhỏ hơn của Celine Dion, thế là điên tiết lên đòi kiện cáo cửa hàng đấy tội phỉ báng. Lúc đấy tôi vẫn còn ghét Whitney, và rằng tự nhủ là sẽ chẳng bao giờ nghe đến một nốt nhạc của Whitney.

    Tôi nhớ hồi xưa bị ám ảnh giai điệu đẹp đến mê hồn của “Saving all my love for you” mà chẳng biết tên bài hát. Lúc sau tình cờ đọc được một bài báo và biết được tiêu đề của nó, tôi phát điên lên vì sướng và repeat liên tục trong hàng tuần sau đó.

    Tôi nhớ có nhiều đêm mưa tầm tã, lạnh như cắt ở Đà Lạt rồi tình cờ shuffle tới “All at once” và khóc như điên. Khóc vì cảm nhận được sự cô đơn, trống trải, tuyệt vọng. Và khóc vì someone is not coming back.

    Tôi còn nhiều lô lốc kỷ niệm với Whitney. Âm nhạc trong tôi trưởng thành cùng với Whitney. Và chắc chắn nó sẽ theo tôi đến bên bờ kia của thế giới.

    Con người có nhiều mục đích khác nhau khi được sinh ra. Nhưng xét cho cùng, mục đích cuối cùng của bất cứ ai cũng chỉ là chết. Người ta được sinh ra để một mai sẽ được chết đi. Whitney đã đạt được mục đích ấy của mình. Tôi mừng cho Whitney, và nếu như thật sự có thiên thần, tôi mong thiên thần sẽ không bắt Whitney hát nhiều như khi còn sống, vì những gì Whitney để lại cho chúng tôi đã là quá đủ để Whitney có thể thanh thản ra đi và không bận tâm quá nhiều về việc người khác có nhớ về mình hay không.

    All at once, I started counting teardrops and at least a million fell.

Leave a Reply to Ku Pham Cancel reply