Social 01 – Social media và influencer

Không rảnh nhưng tranh thủ viết chơi mắc công vài bữa lubu quên mất.

Hiện nay đa phần các nơi chạy cái gọi là Social thực chất không hiểu bản chất xây dựng lâu dài về cốt lõi lòng tin của SOCIAL MEDIA mà thích đánh đồng việc chạy social như media buying, giống booking trang quảng cáo tạp chí/tv hay mua bài PR trên báo. Nếu báo cho tiara thì digital cũng phải có kpi. Bản chất Social media không chỉ quá mới ở VN mà mới cả trên thế giới. Các agency vừa và nhỏ hiện nay bổ sung Social media vào danh mục dịch vụ của họ và để các nhân viên được đào tạo bài bản chỉn chu về PR/marketing sang làm social. Với khuôn mẫu về media buying/pr lẫn các chỉ số KPI bề nổi được bê nguyên xi sang. Còn sự thật sự khác biệt của social là gì, xin lỗi là rất nhiều người không hiểu. Giá trị cốt lõi của Social media chính là lòng tin – không phải là con số. Mạo phạm ví von nó giống như một quyển kinh thánh ngàn người đọc và ngàn tờ rơi chỉ vài kẻ dòm. Cầm 1 quyển kinh thánh người ta sẽ chẳng bao giờ biết được nó đã được chuyền tay bao người, đi qua tim bao nhiêu con chiên và đã xây dựng vũng chãi thêm bao nhiêu tình yêu nơi Chúa tối cao. Nhưng với 10.000 tờ rơi thì đó, bạn có con số 10.000 và ước tính 5% người ngó, lòng tin xin lỗi là không có hoặc rất ít.

Chưa kể các cty seeding nở rộ như nấm sau mưa. Bạn có khá nhiều option để chọn lựa. Mua 10.000 fans cho page nhãn hàng ư? Có ngay. Mua like để tự promote bản thân. Có luôn. Mua thêm dịch vụ rải sự kiện hay sản phẩm của bạn đầy khắp các trang forum,mua bán, tag spam đầy các profile… Nói chung là mua được hết các con số display. Chỉ có điều ít ai hiểu và đủ sáng suốt để đọc content mà nhận thức rõ về sự khác biệt giá trị.

Về dạng thức có 6 dạng cơ bản sau :

  1. Social networks: như facebook, bebo… là dịch vụ web trung gian được xây dựng để người dùng tạo profile cá nhân và sau đó kết nổi và chia sẻ.
  2. Blog: có lẽ đây là dạng thức phổ biến nhất.Blog có thể hiểu nôm na là online journal với các định nghĩa cơ bản đầu tiên về entry và comment
  3. Wikis:  các trang dạng bách khoa toàn thư này là dạng web 2.0 với mã nguồn mở, cho phép người dùng cập nhật thậm chí sửa chửa thông tin trên các văn bản hay dữ liệu trên đó. Thằng to nhất là Wikipedia, thằng này có hơn 2 triệu định nghĩa bằng tiếng Anh
  4. Podcasts: cái này hơi khó định nghĩa 1 tí nhưng cho dễ hình dung thì thằng tiêu biểu nhất là iTunes. File nhạc hoặc video được phát tán có kèm theo các chú thích chi tiết
  5. Forum: chia sẻ theo chủ đề, trả lời theo sở thích. Forum ra đời trước cái định nghĩa social media rất lâu nên trước khi có cái gọi là social media xuất hiện trong cái plan truyền thông của các sự kiện, nhãn hàng… thì đã có cái gọi là Forum seeding xuất hiện. Nó vẫn là thằng hùng mạnh nhất nhì nếu có thể duy trì cộng đồng trên môi trường mạng .
  6. Content communities: Cái này không được quan tâm nhìu ở VN lắm. Nó được xây dựng để chia sẻ những nội dung chuyên biệt. Ví dụ như youtube chia sẻ video, flickr chia sẻ hình ảnh, del.icio.us chia sẻ link, tương tự với tumblr, pinterest…
  7. Micro blog: cho phép chia sẻ có giới hạn nhỏ như twitter, mimo… thông qua hệ thống mạng internet hay điện thoại. Với lượng tin rác vũ bão hiện nay thì tương lai của các em này ở VN ko tươi sáng lắm. Khá hạn chế và ít function hỗ trợ.

Ngày xưa 360 bạn có hot blogger, còn bây giờ không cần blog vẫn có các profile giá trị trên các dịch vụ social phổ biến, tùy nơi tùy nhóm tùy mục đích, các profile này được gọi chung là Influencer. Influencer có thể là bất cứ ai. Điểm cho influencer không được xét hoàn toàn dựa trên yếu tổ display con số mà dựa trên giá trị community riêng của họ. Lưu ý thêm điểm mạnh nhất của các blogger là các bài blog được lưu trữ, có thể tra cứu và dễ dàng hiển thị trên các SEO. Giá trị lâu dài chứ không tức thời trôi nhanh, trôi tuột như các dạng thức mới kiểu facebook hay micro blog. 

Ở VN hiện nay có thể tạm thời chia các influencer/popularity account ra thành các nhóm sau ( cái nhóm này là tui tự chia theo tình hình thực tế ở VN, còn nếu mún bài bản trên thế giới người ta chia thì vui lòng đọc bài Social 02) :

Nhóm cổng thông tin (popularity): nhóm này thường là admin của các forum, trang portal, trang thông tin mạng lớn. Ở đây họ gần giống dạng người đưa tin. Thông tin đi qua họ sẽ đi nhanh, phát tán vũ bão nhưng đừng đòi hỏi mức độ đầu tư và sự tin cậy vì bản chất các thành viên nhóm này sẽ rất chuyên biệt về thông tin. Ví dụ chuyên về công nghệ thì họ chỉ về công nghệ thôi, chuyên về sản phẩm nào thì sẽ phát tán nhanh ở khu vực đó. Tính phát tán của nhóm này cực kì giá trị với những sự kiện sản phẩm mới. Nhưng bù lại họ không thuộc nhóm người dẫn đầu tạo nên xu hướng. Họ không theo xu hướng. Thậm chí không hiểu xu hướng đó là gì. Họ chỉ là trung tâm phát tán. Đừng trông chờ việc 10.000 người đọc tin phát tán từ họ ồ ạt chạy đi mua sản phẩm.

Nhóm nghệ sĩ, người nổi tiếng (popularity) : sẽ có một lượng khổng lồ like + comment cho bất kì update nào, cắm mặt like và không cần đọc. Cộng đồng này cực kì giá trị khi bạn cần 1 thứ gì đó chỉ mang tính phô trương con số. Rất ít nghệ sĩ thực sự có được lòng tin lớn khi nhắc đến nhãn hàng vì lí do hết sức đơn giản : ai cũng hiểu rằng họ đang quảng cáo. Nhưng sẽ có tính tương tác rất lớn khi nhãn hàng biết tận dụng profile cá nhân trên hệ thống mạng xã hội của talent face nghệ sĩ push thêmthông tin chi tiết về sản phẩm/sự kiện ở dạng tư vấn/mẩu tin ngắn/hỉnh ảnh thật của cái mà talent của họ đang promote nhan nhản trên mặt báo.

Nhóm teenstyle/hotboy/hotgirl/teen idol (popularity): đã là teen thì phải xinh mới hot. Nhóm này lượng like và comment rất vô chừng và cũng tốt để display con số. Về các sản phẩm có liên quan đến trend, thời trang, công nghệ sẽ cần nhóm này để spead out thông tin. Mà đã là trend thì không đặt nặng cái gọi là mức độ tin cậy, nói gì ok nấy của nhóm này. Nôm na là họ sẽ tốt khi nói rằng “Có cái đó bạn biết không”  chứ họ không thể dắt mũi cả làng tìm hiểu/mua/muốn có cái đó được. Họ có sức ảnh hưởng nhất định về phương diện tiên phong nhưng chính cộng đồng từ tween tới teen lại không mang nặng tính cốt lõi mà chỉ chú ý vào bề ngoài hào nhoáng. Nhóm ồn ào này sẽ là nhóm được các agency cực kì ưa chuộng vì đa phần không hiểu bản chất xây dựng lâu dài về cốt lõi lòng tin của SOCIAL MARKETING mà thích đánh đồng việc chạy social như mua bài PR trên báo. Nếu báo cho tiara thì digital cũng phải có kpi. Nhưng lưu ý họ là nhóm tạo ra và khuếch tán xu hướng. Họ vô cung giá trị với những sản phẩm được thiết kế long lanh, cạnh tranh hình thức.

Nhóm life & mix (influencer): nhóm này có cái gọi là Cộng đồng giá trị vì dù có ồn ào hay không thì những người đã follow các influencers ở nhóm này đều đặt lòng tin tuyệt đối vào những gì họ nói, có chỉ số nhận diện thương hiệu cá nhân cao. Nhóm này sẽ có lượt tham khảo cao nhưng có thể phản hồi thấp. Cộng đồng của họ xem họ như một đầu thông tin như dân ta hằng tin vào Tuổi trẻ, Thanh niên vậy. Có ai vào tuoitre mà đếm like đâu trời ! Nhóm này giá trị ở chỗ khi họ nói CÁI NÀY TỐT thì cộng đồng của họ sẽ sái cổ tin mà đi mua ngay CÁI NÀY về nghiên cứu. Và khi họ nói CÁ NHÂN TUI KO ƯA CÁI NỌ thì người ta sẽ bắt đầu rà soát lại xem cái lí do để ghét cái nọ có hợp lí với họ hay không. Sau 80 ngày bay vòng quanh thế giới để suy nghĩ rồi thì mới xem xét việc click like,có khi lười không click, có khi đã link hoặc đọc update khác nên bỏ qua. Nhóm này mang nặng tính cốt lõi hơn nhóm trên, cộng đồng của họ có chiều sâu lẫn chiều cao về tuổi tác lẫn đầu óc, tự chủ tài chính, kinh tế vững chãi. Nếu cần branding, đây là nhóm phải có. Branding là giá trị của lòng tin được xây dựng lâu dài không phải thứ cần ồn ào ngày 1 ngày 2.

 

Nếu muốn tạo 1 social network mới bạn cần phải tuân thủ luật chơi. Luật chơi ở sân này hoàn toàn giống như bất kì cộng đồng liên kết khác. Nếu đã là cộng đồng mở không phân biệt chức danh thành viên thì thôi, những khi đã có thì nó sẽ kèm theo rất nhiều những quy định được mặc nhiên áp dụng. Tâm lí người dùng ngàn đời vẫn vậy, không bao giờ có chuyện ngang hàng giữa amatuer với master.

Không bao giờ được phép phân biệt đối xử, ẩn nội dung của nhóm này với nhóm khác trong cùng một cộng đồng.

Bản thân tui đang tham gia 1 cộng đồng đóng. Tui sẽ nghĩ gì khi content để chia sẻ không có mới mà điểm 1 người thuộc nhóm khác tăng với mức độ con thoi. Tự nhiên bản thân tui thấy hết zui. Nó sẽ là như vầy, sẽ có những nhóm trung gian ví dụ như tui nói cái điện thoại A tốt thì community nhỏ của tui có thể 10 người hay 100 người sẽ mua xài vì tui ở khía cạnh ko chuyên đề xuất. Còn với 1 user công nghệ đưa ra thông tin kĩ thuật, 10000 người có thể đọc, 1000 người có thể bình luận nhưng cá nhân không mấy người sẵn sàng chi tiền để chơi. Cứ làm survey sẽ thấy, thứ càng đắt tiền thì người dùng càng gà mờ. Người chuyên môn sẽ chọn thứ trâu bò + kinh tế nhất để nghiên cứu chứ không phải thứ thời trang thời thượnghiện đại nhất để nghịch phá lần mò.

Đặt ra mức tích điểm ngang nhau cho nhiều nhóm influencers đã được phân loại

Về đặc tính công việc của 1 người chỉ ngồi làm tin công nghệ sẽ khác một biên tập viên thời trangsuốt ngày cắm mặt ngoài đường chụp ảnh. Không có cuộc vui nào vĩnh viễn nhưng có thể kéo cho nó dài thêm ra. Một lần nữa cứ chú ý kĩ sẽ thấy những profile đạt mức tích điểm cao thường có rất ít là influencer có ảnh hưởng và tiếng nói thực sự về sản phẩm. Quay ngược lại, cái chính của brand khi tạo ra sân chơi đóng cho cộng đồng này là gì khi trộn lẫn các nhóm influencer với nhau ??? Trộn lẫn, đặt họ ngang nhau và có mức reward cũng ngang nhau. Họ sẽ dần dần mất những infuencers có cộng đồng nhỏ giá trị và chỉ còn lại các influencer thuộc nhóm cổng thông tin không khác việc đăng tin trên các forum hay quảng cáo là mấy. Vậy việc gì phải mở ra cả một cái gọi là sân chơi chung chi cho nó mệt khi chỉ còn vài mạng mang tính chất truyền tin tham gia và không hề có tính chất lòng tin của cái gọi là social media như ban đầu khởi tạo.

Phân loại nhưng không gắn tag thể hiện:

Trên thực tế làm social ở Việt Nam hiện nay vô cùng hài hước vì khôngphân biệt nổi các nhóm giữa influencer chuyên biệt, influencer phổ thông, các profile đứng cổng thông tin và celebrities. Các nhóm sẽ nhìn vào và chơi với nhau và không hề vui khi bị đánh đồng với 1 hay nhiều nhóm khác. Ví dụ khi cộng đồng mới thuộc về brand nếu người làm specialist lấp đầy theo yêu cầu của brand bằng 1 số profile không thuộc dạng có tên trên bản đồ thì chắc chắn là những profile có tên tuổi + celebrities sẽ chẳng bao giờ vui vẻ nhận lời tham gia. Về phương diện tâm lí thì nghệ sĩ sẽ thích được đứng ở vị trí của Nghệ sĩ, chẳng bao giờ họ hoạt động thậm chí không nhận lời tham gia khi biết họ không phải là VIP, không được ưu đãi đặc biệt và khi điểm quyền lợi được tính bằng các thành viên phổ thông khác thuộc nhóm IT, nhiếp ảnh, thiết kế, F&B, traveler, nội trợ,…

(còn tiếp)

 

10 thoughts on “Social 01 – Social media và influencer

  1. Cam on em Meo nhe! Chi lam marketing da lau nhung doc bai phan tich cua e thay rat hay va huu ich.

    Chuc em tuan moi them nhieu nang luong moi!

    1. em chỉ sợ dân tình vào chửi em chém gió còn mí bạn agency vào đọc chửi em tự cao, dẹp tên em ra khỏi danh sách influencer :))

Leave a Reply to meoac Cancel reply