Social 03 – Đánh giá influencer

Việc đánh giá influencer là 1 công việc hết sức cảm tính và vô chừng. Content mới là cái tạo nên value của Influencer. Theo 1 bài viết của Raymond Morin dựa trên khảo sát của bác í thì chúng ta có những thứ sau : Có 5 xu hướng nổi lên hiện nay.

Bảng khảo sát được gửi đi khắp thế giới và có 79% phản hồi nhận được từ Bắc Mĩ, 14% ở Châu Âu, số còn lại nằm rải rác ở Châu Á,Nam Mỹ, Trung Đông và Châu Phi. Theo thống kê thì có 35% người tham gia khảo sát hoạt động ở vị trí Marketing Manager, 28% là PR professionals và 17% là Social media professonals. SEO specialists, publicists… chiếm 2%.

Theo Richard Edelman, CEO của Edelman thì tất cả người dùng mạng xã hội đều có cơ hội để tạo dựng thương hiệu riêng của bản thân họ và thể hiện nó trong vai trò là 1 người có sức ảnh hưởng đối với cộng đồng riêng của họ. Điều này khiến các marketers và PR professionals phải định nghĩa lại về khái niệm Influence. Brian Solis khi tham gia cái khảo sát này đã định nghĩa Social media influence là ” ability to cause desirable and measurable actions and outcomes” ( cái này không biết dịch sao cho ổn nên tạm thời để đó, ai chữ nghĩa hoành tráng thì giúp tui vài ý kiến )

1 – Ảnh hưởng không phải là đại chúng, nhưng…

84% phản hồi nói rằng có sự tương quan giữa “reach” và “influence” trong Social media.

Gần 90% phải hồi đã xác thực rõ ràng sự khác biệt giữa “đại chúng” và ” ảnh hưởng” ( “popularity” và “influence”). Cái này ở VN thì xin lỗi, 1 lần nữa phải xin lỗi là mí pạng toàn wánh đồng 2 thằng này làm 1, cái cái gì cũng đòi ảnh hưởng phải hoành tráng như đại chúng.  Đại chúng chỉ đơn thuần cái gọi là thể hiện 1 con số hoặc mức độ, trong khi đó thì ảnh hưởng mới là sự chắt lọc của giá trị.

Theo đó thì mí pạng làm agency và brand có thể dùng we chia đất như sau :

Popularity account : như ca sĩ, diễn viên, người mẫu, nhạc sĩ, mc, nhà thơ , nhà văn, nhà thiết kế, nhiếp ảnh za… thường dùng tên thật, nghệ danh hoặc bút danh cho account.

Influencers: phần lớn ( ko phải tất cả) sẽ có cái gọi là thương hiệu cá nhân trên môi trường mạng. Nôm na là có cái gọi là “hệ thống nhận dạng thương hiệu” như Cô gái đồ long, Mèo Ác, Mèo Mun, Robbey,  … có thể dễ dàng “nhận dạng thương hiệu” ở bên ngoài nhưng chả mấy ai bỏ công truy nã cái tên giấy tờ của họ để nhớ =))

2 – Mạng lưới, nội dung, sự lan tỏa là 3 yếu tố wan trọng nhất 

Theo đó những yếu tố quan trọng nhất đem lại sức ảnh hưởng trên social media, kết quả như sau :

  • 60% dựa vào chất lượng + chú tâm vào các mối quan hệ liên kết để nhận diện influencers.
  • 55% dựa vào chất lượng nội dung
  • 55% dựa vào việc đo lường những kết quả được đưa ra như định nghĩa của Solis.

Và rất thú vị là có 40% dựa vào các mối quan hệ (relationship hoặc friendlist) của influencers. Theo đó thì friendlist của các influencer ngoài chuyện nhiều thì còn có chọn lọc. Nếu 1 account facebook đầy 5000 friends nhưng toàn các em nhỏ tuổi từ 90-96 sẵn sàng like bất chấp nội dung thì sẽ hoàn toàn khác với facebook có friendlist đa phần là những người hoạt động trong lĩnh vực giải trí, marketing, báo chí, thiết kế… tương tự với các friendlist focus vào các bà nội trợ có thu nhập cao hay các cô nàng shopaholic, dân IT,… Friendlist quyết định khá lớn cái gọi là “sĩ diện” của influencer vì chuyện thói quen tiêu dùng. Dĩ nhiên chẳng ai dám xếp các nàng hotgirl hay chủ shop chuyên bán/tiêu thụ hàng fake vào hàng influencer cả.

3 – Nếu nội dung là ông hoàng thì văn phong sẽ là bà chúa

Trên 50% phản hồi cho rằng chỉ có 1 con đường duy nhất để tăng sức ảnh hưởng trên social media là tạo ra, phổ biến và chia sẻ những nội dung chất lượng. Có 1 chuyện khá quan trọng ở đây là VĂN PHONG phải đủ sức hấp dẫn. Thông tin sẵn có thì ai cũng share/copy được nhưng cái Văn phong thì không. Chính chuyện văn phong đặc trưng đã làm nên sự thành công của Cô Gái Đồ Long ( chị tui học cao học ngôn ngữ, ai thích văn hay chữ tốt thì ráng đu cho tới nha. Haha… )

Cũng theo đó, khi được đề nghị giải thích cách thức các influencers hấp dẫn các “followers” của họ, 62% trả lời rằng họ theo 1 influencer nào đó vì chất lượng nội dung, 51% trả lời rằng bởi vì họ đang consider và cần cái gọi là opinion leader ( thought leader) và 40% nói rằng phụ thuộc và mối quan hệ của influencer. Túm lại là nhiều nhất vẫn chịu ảnh hưởng từ chất lượng của account mà họ xách chuột đi theo.

Để cho dễ hiểu thì có thể cho rằng các follower tin tưởng cái người mà họ chọn ( influencer) để lết theo ngó và thực sự là có ngó nội dung chứ ko phải dạng like vô thức. Nó phân biệt khá rạch ròi với những profile xếp vào hàng đại chúng ( popularity) dân tình chúng ta rất 8 nên chỉ đơn giản là lôi mẹt đi theo hóng chuyện, chỉ đơn thuần vì bạn là nghệ sĩ nổi tiếng, vì họ nghĩ đến những áng văn thơ bất diệt của bạn hay chỉ là ảnh đẹp đập zô mặt like cái cho zui, like riết thành phản xạ vô thức chứ chả đọc caption hay bất kì content nào của nhân vật đại chúng kia hết.

4 – Hiệu quả  đo lường sẽ rất khác biệt tùy thuộc vào các tiêu khách quan

Nếu chất lượng nội dung là 1 phần tạo nên ảnh hưởng trên social media thì còn có 1 số khác biệt nằm ở cái gọi là term của cách thức đo lường hiệu quả. Trong khi 29% cho rằng “action”  là cách thức đo lường cơ bản thì 36% lại cho rằng “action” là thứ chả có gì gọi là quy chuẩn sất, đệ nhất kém chuẩn :))

Ít like đâu có nghĩa là ko ai đọc, nhiều thằng bấm like cũng có gì đảm bảo là chúng dân có đọc hay hiểu cái mà họ like hay ko hay chỉ là vô thức ?!?

Zui ha !!!

5 – Executives sẵn sàng trả tiền mua dịch vụ của influencers 

Chuẩn khỏi cần chỉnh luôn :))

Trái ngược với 1 số đề nghị rất ư là chuyên môn của các marketing agencies ( chả hiểu mấy về social mà màu mè mở thêm dịch vụ) 57% các executives sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ tư vấn của influencers để chạy các chiến dịch social.

Các CEOs và senior CMOs ( cả 2 đều cho kết quả bằng nhao là 63 phần trăm) bẩu là họ ưa chuộng và sẵn lòng chiêu mộ, tuyển dụng các bạn influencers. (Ở VN các cty local ngại đụng tới influencers gần chết thì có. Há há… )

Và cuối cùng, định nghĩa INFLUENCE trong 140 kí tự

Tinh hình là với câu này thì chỉ thu được có 611 phản hồi thoai. Dựa trên quick analysis của các keywords thì có đến 70% ghi nhận được 2 từ “khả năng” và “quyền lực” (  “ability” và “power”) . Tiếp theo 45% có liên wan tới “action”, trong khi đó People và Person chiếm 38% trong các keywords khác được sử dụng thường xuyên nhất trong phản hồi. Các kết quả và tùy chọn ( customization) của các mối quan hệ cũng có thể coi là quan trọng chút đỉnh :p

Có đến hàng tá đề nghị cách để tạo sức ảnh hưởng trên Social media. Trong đó các gợi í xoay quanh các thứ như lắng nghe và trả lời comment, dẫn dắt cuộc đối thoại, tạo nội dung hấp dẫn, ko adua, trả lời comment đúng cho người hỏi ( tag), xây dựng lòng tin, và tốt nhất là phải ba hoa tự hào về cái gọi là đam mê công việc, gom data về cái việc mình đang làm cho thiệt là hoành tráng để mà chia sẻ ( sặc máu… )

Nhân tiện đây tui sẽ nói thêm về việc các bạn chạy Social lẫn các boss brand máy móc như thế nào khi nói về Influencer. Vẫn là kiểu đánh đồng lỗi thời chỉ cắm mặt nhìn vào con số mà chả hỉu nó có nghĩa khác biệt gì. Cái gì là “influence” cái gì là “popularity” thì tui đã nói ở trên roài heng.

– Người có lượng follow trên Twitter cao nhất VN hiện nay content toàn retweet của các page/profile nước ngoài. Ko có vietnamese content. And it makes no sense. Re-tweet hoặc Re-pin trên Twitter & Pinterest là 1 tip hay để tăng lượng theo dõi nhưng không hề có giá trị ảnh hưởng hay thương hiệu cá nhân vì chả có tính bản quyền miếng nào.

Ranking Alexa cũng không  hẳn là hoàn toàn chính xác để đánh giá. VD cái blog meoac.info của tui chẳng hạn, bộ đếm lượng truy cập theo quốc gia thì có lúc lượng truy cập từ US lên đến 41%, VN chỉ tầm 57%. Điều đó có nghĩa là khi xếp hạng thì tui sẽ có thứ hạng theo con số 57% ( ví dụ là 5700/10.000 lượt mỗi ngày) được lấy so sánh với site VN khác. Có những site tới 100% truy cập từ VN thì người ta có 5701 lượt cũng ăn đứt 10.000 của tui rồi. Tương tự, tổng số quốc gia truy cập vào trang của tui là 42 thì con số sẽ được rải 1 vòng nên điểm ranking cóc thể nào cao bằng mí bạn dạy làm giàu với cả chuyên mảng công nghệ, nấu ăn, bán hàng, web ảnh tiệc tùng bar/club/event VN 100% trên Alexa được. Chưa kể nếu những trang như Zing mỗi tháng có tới 9 tỉ click nhưng cả vừa mp3/game/news/me… Riêng Me có tới vài triệu cập nhật trong tuần hay News có tới 30 bài update cho các chuyên mục mỗi ngày thì con số chia ra cho mỗi bài post được xem cũng ko cao lắm. Nó sẽ ít hơn những trang portal có vài trăm ngàn view/ngày nhưng mỗi ngày chỉ tầm 1-5 posts. Xí dụ vại thui…

– Facebook: Tui nói về facebook nhìu tui rất mệt. Nhưng lạy hồn, cái friendlist mà toàn dân marketing, nghệ sĩ, bussiness thì người ta coi nhìu chứ ko có để lại dấu tích. Nếu mún đánh giá thật thì làm ơn dạo 1 vòng đọc cho hết content của người ta share trong khoảng 1-2 tháng để có cái nhìn tổng quát. Có những page like cho từng post wá trời mà content chả có gì ( 1 kiểu like vô thức cóc cần đọc – vậy thì promote brand trên đó có giá trị gì ko ???). Page có content thật thì mỗi post sẽ có lượng like trồi sụt khác nhau tùy content. Dân tình đọc hết đó mà ko phải cái liên wan tới người ta, người ta ko like, vậy thôi. Tui năn nỉ wài mà cũng chả ai chịu like vô thức cho tui nhờ cả. Vì fans/friends/subscribers của tui toàn não nhăn, ko có thể loại não bột lọc like ko cần đọc. MÀ CÁI NÀY (fans, like, comment, subscribers, reach)  THÌ MUA ĐƯỢC. Chỉ cần 106.000 VND thì lượng reach có thể đạt từ 9000-17000. Nói chung bây giờ fb thương mại hóa, cái mịe gì cũng mua được hết. Về thương hiệu nhãn hàng thì nó sẽ phải kết hợp với các hoạt động promote above the life nữa. Còn thương hiệu cá nhân trên môi trường mạng thì lại là 1 thứ hoàn toàn khác.

THÔI

VẬY ĐI

TỪ TỪ VIK THÊM BÀI KHÁC

KHÚC DƯỚI NÀY LÀ NHẬT KÍ CỦA TUI, CHUYỆN ĂN UỐNG ĐẬP PHÁ CHỬI BỚI CỦA ĐỜI TUI.

KO KHUYẾN KHÍCH ĐỌC, NẾU CÓ ĐỌC THÌ ĐỌC XONG DỪNG LÊN GIỌNG DẠY ĐỜI TUI.

 NHÀ TUI THÌ TUI LÀM GÌ KỆ TUI, TUI CHỬI THỀ CŨNG KO MẮC GÌ TỚI THIÊN HẠ.

Đã 2 ngày nhưng vẫn còn 1 cục tức, nghẹn ko nuốt trôi được nên hôm nay ngồi viết tiếp cái này. Số là tui đi phỏng vấn do có 1 cty tuyển PR Manager contact wa profile của tui bên Vietnamwork, từ lúc contact cho tới lúc tui thò mặt tới phỏng vấn chưa đầy 24 tiếng. Nghiêm túc là tui cũng phỡn chứ mảng bên đó không phải thế mạnh của tui thành ra đi chơi nghe cho biết cái tôi của người Hà Nội trong các buổi phỏng vấn nhân sự nó sẽ thía nào. Sợ nhất là phải bỏ giày ngay kế thang máy. Cũng may tui mang giày rẻ tiền chứ mang Louboutin hay Alexander Mc Queen chắc tui way đít về luôn miễn pvấn. Vào ngồi chờ các bác họp hơn 30 phút, chân lạnh cóng luôn. Và thề là sẽ không bao giờ đi những chỗ văn phòng mới set up mà boss toàn người bắc chả hiểu về vùng miền phía nam như thế nữa. Tui ko phải kì thị gì nhưng nói chung là… buồn cười. Nhập gia tùy tục, tui bỏ giày để vào văn phòng còn các bác dời cả lề thói Bắc vào Nam. Làm bussiness ở đâu thì nên hiểu cái local ở đó, Mc Donald bán ở India thì ko thể bán buger bò. Lẽ ra lúc đó tui đã phải trả treo lại nhưng mà thui, chả để làm gì mà còn phải dưỡng sức cho cuộc pvấn tui có hứng thú hơn ngay sau đó. Nói chưa chắc các bác đã hiểu mà có khi còn nghĩ là tui hợm hĩnh, thuê tui vào để dễ bề trả thù thì bỏ mịe =)) 

1 – Lời khuyên : em nên bỏ cái làm Karaoke ra vì nó làm xấu CV của em => Tui sẽ không bao giờ làm thế vì Karaoke là 1 ngành tổng hợp bên giải trí. Ở đó ngoài kinh nghiệm về Communications thì còn tích lũy khá nhiều kiến thức thực tế khá hay ho về set up, bản quyền, giấy phép, promotion, event, F&B, hệ thống, CRM, social, customers behavior… Tui làm Communications chứ hem phải gái bia ôm thành ra cóc có gì xấu xí cả. Tui làm tốt, karaoke tui làm ngày trước chưa khai trương là đã vang danh khắp nơi gòi.

2 – Câu hỏi : fanpage Mèo Ác em làm hồi nào mà lượng fans ở đây anh thấy có 7000 => Thưa anh, page cá nhân sẽ dek có giống page của brand. Page của tui lượng talking about this dao động từ 15-30%. Nó ngon hơn hẳn những page về Brand có trang chỉ được 0.2% nhìu. Mún nhìu fan thì mua cái một. 500 đồng/like. Nhìu fans mồi thì có giá trị khè thiên hạ với brand, tui đâu có sân si mua làm gì ??? Page của tui cũng ko phải dạng trang cung cấp thông tin giải đáp thắc mắc, thường thức hay chỉa sẻ content kiều 12 chòm sao, mọi thứ trong đó đều là ăn uống du lịch, mua sắm của cá nhân tui, tui ko dùng tiền để promote page/post, cũng ko bao giờ tag lung tung như bọn page bán hàng, càng ko đi la liếm hay ăn theo sự kiện hot để tăng like vì nó là PAGE CÁ NHÂN của tui. Tui ko phải con liếm chúa và tui có nguyên tắc + cái bitchy của tui. Fan/friends của tui chỉ wan tâm tới TUI. Vừa rồi đi coi The Voice post ăn theo sự kiện bên page chỉ có lèo tèo mấy cái like trong khi cái hình đồ vớ vẩn tui bỏ vào mồm tới mấy trăm like. Cái đó thuộc về style, dek phải là chuyện display con số.

3 – Khả năng: Cái thứ dễ nhất mà 1 đứa làm báo/pr gần 10năm như tui có thể làm là xin contact và nhờ vả bài vở. Tui cóc thân tui vẫn có đường nhờ. Tui nắm giá với cả agency. Đừng lấy cái đó ra để mà hù tui. Còn tự hào là làm event có mời Mr T với cả làm clip ăn theo Gangnamstyle ở đây. Mr T vừa họp báo, tui vừa đi họp báo hum thứ 2, chưa phải ngôi sao ở Sài Gòn đâu. Khá nhiều Rapper nổi trong giới underground Hà Thành vào đây và mất xác vì không hiểu thị trường và thiếu quan hệ, quá tự tin vào cái gọi là tài năng xuất chúng của bản thân. Đây là Sài Gòn, bác vào SG để làm bussiness thì bác ít nhất fải hỉu bọn SG nó thích và nghĩ gì chứ. Chấp nhận là tui ko chuyên mảng cty các bác nhưng đừng cao giọng chê tui làm PR còn non. Xứ này là Sài Gòn, không phải Hà thành, PR và Social Media ở đây rất mạnh chứ ko phải chỉ chuộng hàng gia truyền như ngoài ấy đâu ạ. Và 2 thứ đấy ở Sài thành thì tui ko phải đứa vô danh.

 

8 thoughts on “Social 03 – Đánh giá influencer

  1. Tôi không thích bạn nói như kiểu khinh dân miền bắc như thế.Ở vùng nào mà chả có người nọ người kia.Mỗi nơi có một cách xử lí,giải quyết công việc khác nhau. Nếu bạn thích than vãn về chỗ phỏng vấn,thì cứ than vãn,không sao cả.Nhưng đừng đả động dân nọ dân kia,dễ hiểu lầm lắm.Tôi góp ý vậy,mong bạn hiểu.

    1. tui ko khinh ai cả, tui đã từng có bài viết nói về sự khác nhau vùng miền để bênh vực Hà Nội từ năm 2006, khi vụ án cô gái viết blog F*ck HN. Bài viết đó có tittle là Tôi yêu VN, yêu từ Lũng Cú tới Cà Mau. Nhưng sự thật rõ ràng là người miền Nam ra Bắc tập thói quen chấp nhận văn hóa làm việc, mua bán ngoài đó nhưng khi cty có head ngoài đấy set up bussiness trong này thì lại chả thèm tìm hiểu gì về cái xứ này cả.
      Anyway bài này tui không viết đả kích bất kì ai. Tui có viết rõ là BOSS, vì ở vị trí cao ngoài HN hầu như thích áp đặt, phán xét, ko cần lắng nghe. Không giống như môi trường đầy tính cạnh tranh, lắng nghe, học hỏi như trong này. Sài thành vốn rộng tay, thoáng não, tui ko khinh dân miền bắc mà chính những người gọi tui đến khinh thường tui đấy chứ. Nên mới phải viết cái entry này :))

  2. thấy mèo viết bình thường mà, đâu có đụng chạm gì, quan điểm cá nhân thôi mà. Thích nhất câu làm business ở đâu phải hiểu local ở đó. CHÍNH XÁC

    1. uhm, các bài về chuyên môn thì phải viết cho nó chuyên môn.
      Mọi người chờ coi bài ăn chơi giải trí là được zồi

  3. bài viết hay, hou chuyên mon tí, nhung cach viet di dom de hieu. Cai phan o duoi thi minh thay noi cha gi sai hay dung cham ai ca, dang noi truong hop phong van, chu co dung cham tu ai gi den khu vuc vung mien nao ca dau. Cai nao do thi nen tiep thu, hay thi phat huy. cái dở cua nguoi viet la thích nghe ngon ngot , chứ ko tiep thu khiếm khuyết! ung ho MA

Leave a Reply to Hương Cancel reply