Ramen và câu chuyện mì ăn liền

Đầu tiên nói đến Ramen. Ok, phải đi từ nguồn gốc.

Tui ngồi viết bài này trong lúc đang làm detox, ko được ăn gì hết và chỉ uống nước chanh trong 2 tuần. Bụng kêu gào ồn ào mà cứ nhìn mấy tô mì muốn xỉu tại chỗ lun vại đó.

=

20130429_013625.jpg (650×430)

=

(Hình con Phèo ko liên wan, thích để chơi vại thoai à)

Ramen là món ăn nổi tiếng, thông dụng ở Nhật, ramen có ở khắp mọi nơi và bạn tui ai đi Nhật về cũng nói là ăn ramen ở Nhật thì tiệm nào cũng ngon, ko cần kén chọn. Ramen (ラーメン ) là món mì kiểu Trung quốc có nước dùng nấu từ xương gia vị là miso hay magi ( nước tương đậu nành). Mỗi địa phương có những loại ramen riêng của chính họ từ tonkotsu( nước dùng bằng xương heo) của vùng Kyushu đến ramen nấu từ tương miso của Hokkaido. Theo như 1 số tài liệu tui đọc thì cái nước xương đó được hầm mấy chục tiếng đồng hồ để bao nhiêu chất trong cái cục xương nó ra cho bằng hết. Ngoài ra cũng có mấy loại ramen mà nước dùng là nước tương hơi ngọt, hay sốt đặc, hoặc ramen khô. Nói chung là nếu đi ăn ramen nước thì phải húp cái nước, cái nước là cái tinh túy làm cho ramen Nhật vốn phát gốc từ mì tàu nhưng về sau ko còn là đồ tàu nữa. Mà thực tế là ramen với tui ko zống mì tàu. Tui ăn kha khá các loại mì tàu rồi, bột đặc và nặng, ăn 1 tô là no cành thở phì phò. Còn Ramen thì cũng ăn 1 tô bự vậy đó mà cảm giác ko bị đầy 1 bụng bột. Sợi mì khi ăn ngoài chuyện sợi mì mềm, hơi dai thì ramen khác mì tàu cái nữa là nó trơn tuột, trơn hơn cả bún nước, nhai tới đâu là có thể hình dung là cái cọng mì nó chạy vào tới đó. Cái sự khác biệt đó rất nguy hiểm cho mấy đứa mập nhưng mê mì như tui. Ăn mì tàu phải ngưng vì no và ngán, còn ăn ramen thì cảm giác bao tử đã hết chỗ nó đến rất chậm nên ăn hùng hục như con điên.

Ramen xuất phát từ Trung quốc trước khi du nhập vào Nhật bản và  đã dc cải biến theo phong cách ẩm thực Nhật bản, món ăn này trở nên thịnh vượng và phổ biến vào thời Meji ( Minh Trị 1868-1912). Có giả thuyết cho rằng ramen có gốc từ món mì kéo tay trung quốc, âm đọc nghe cũng zống zống, ramen zí lamian. Hồi đầu thế kỉ 20, ramen được bán kiểu xe đẩy đầy đường, còn gắn thêm còi để gây chú ý ( zống VN mình thì gõ gõ hay la to lên vại đó).  Đến thời Showa ( Chiêu Hòa 1926-1989) thì ramen trở thành món ăn thông dụng khi người ta đi ăn tiệm. Mà thật ra đến nay vẫn vậy, bạn tui sống ở Nhật 10 năm nói rằng, ramen là món phải ra ăn hàng, ngoài hàng nó có nước dùng rất bí truyền, ở nhà nấu không bao giờ ngon được như vậy, hơn nữa ninh hầm rất cực nên ngay cả người Nhật cũng thích ăn ramen ngoài tiệm mà thôi.

Ở VN có mấy hiệu ramen nhưng ramen ở Osaka là ukie nhất, nó cũng có tên ở Nhật chứ ko phải loại vô danh. Menu ở Osaka có nhiều loại nhưng thường thì người ta hay chọn ramen đặc trưng Hokkaido. Thật ra trong nước dùng của Nhật người ta hay cho dashi vào ( dashi là nước được nấu từ sò điệp, nấm đông cô, rong biển) bởi zị phức tạp lắm, wên chuyện nấu ở nhà đi ra tiệm ăn cho nó fẻ.

=

SAM_2376.JPG (657×492)

=

Osaka Ramen nước dùng vẫn là ngon nhất hiện nay nhé.

Muốn so sánh cứ ăn với Ajisen Ramen đi là biết liền em nào ngon hơn à. Ajisen thì mấy món snack ukie còn món chính là Ramen thì lại ko có cửa so với Osaka Ramen.

=

SAM_2375.JPG (657×492)

=

Osaka Ramen có món snack này ngon nhất

Mực chiên bột

=

SAM_2374.JPG (657×492)

=

Bánh gối chiên

=

SAM_2385.JPG (657×492)

=

Gà sữa

=

SAM_2377.JPG (657×492)

=

SAM_2379.JPG (657×492)

=

Zui nhất là đi ăn ramen zí Robbey

Thông thường tui thấy Rob cũng dễ ăn, cho ăn gì cũng được, chọn chỗ đổi ý rồi cũng chả sao, tuy nhiên với riêng Osaka ramen thì Rob cũng nào cũng ready, đổi ý đi ăn cái khác nó la làng lên. Nó mê mì ramen còn hơn tui nữa.

=

SAM_2381.JPG (492×657)

=

SAM_2382.JPG (657×492)

=

Bữa ăn của 2 con heo

Trước đó là mỗi đứa 1 li frappe Starbucks size Venti

=

SAM_2036.jpg (600×450)

=

Rồi bây giờ tới vụ án Mì ăn liền nhé !

Hiện nay brand mì số 1 Nhật Bản đã vào VN nhưng cái điều làm tui thắc mắc nhất là cái agency nào làm tư vấn cho bên Nhật làm truyền thông hài hước ko chịu được. Nissin vốn chưa bao giờ là cái tên wen thuộc từ trước với người VN cho đến lúc đặt hẳn chân vào thị trường, bung tiền cho Mr Đàm, Cẩm Ly, VMH quay tvc. Mà bên agency chạy truyền thông lúc nào cũng focus vào cái message “dai zòn sực sực, dai ngon đích thực” rất kém liên wan.  Trong khi đó tui nói thiệt cái Mikochi của Vina Acecook nó chạy truyền thông còn ok hơn vì bước đầu tvc đã truyền tải cái thông điệp mì tươi ăn liền với các vị nước súp khác nhau khá hấp dẫn. Âu 1 phần cũng do Mikochi có agency hiểu thị trường và mindset người VN hơn nên cùng thời điểm nhưng về độ nhận biết thì đã đè bẹp dúm Nissin với cùng dòng sản phẩm mì sấy ( không chiên dầu). Nissin thì thay vì chọn hướng khẩu vị (flavor) hay câu chuyện ( story) để inspire người tiêu dùng mới thì tvc lại focus vào chuyện phim hành động gia đình Mr Đàm – CL – VMH quay đẹp coi rất giải trí chứ không thấy cái mì nó ngon, nó đặc trưng hay có cái lịch sử đặc biệt nào hết. Sau 1 thời gian thì bên agency booking, trả tiền và yêu cầu các facebooker post ảnh có cái bao bì của gói mình cùng với cái thông điệp gây nghiện, tag thêm 10 người bạn có 3000 friends để tăng awareness ?!? Về phương diện truyền thông mà nói thì tag là phương thức cổ lỗ sĩ rất hiệu quả vào thời điểm năm 2008 chứ ko phải năm 2013. 2013 mà ai tag là sẽ bị remove + block ngay và luôn để khỏi tag làm phiền nữa. Tui nghe xong ko làm mà muốn khóc ròng. Vì buồn và thất vọng. Cái brand to như thế, sản phẩm có tầm cỡ như thế mà lại đi dùng cái ná bắn chim để đi săn tê giác.

Tui là tín đồ mì gói. Mì ăn liền với tui là phát minh kì diệu nhất thế giới. Và chắc ko nhiều người biết rằng Mì Ăn Liền là một phát minh của Nhật – ông Momofuku Ando, người sáng lập Nissin, công ty tiên phong trong sản xuất và kinh doanh mì ăn liền. Ngày nay, Nissin Foods là tập đoàn thực phẩm hàng đầu trên thế giới và Ông Momofuku Ando được mệnh danh là “Ông vua của mì ăn liền”. Ông này phát minh ra mì ăn liền, cũng là người sinh ra mì li để giải quyết vấn đề có mì mà phải đi kiếm cái tô để ăn rất mệt, cho zô li đổ nước sôi nó nở ăn lun cho tiện. Mỗi năm Nissin bán ra hơn 10 tỉ gói/li mì ăn liền, thuộc top đầu thế giới. Đấy, chuyện hay ho zị thì ko mấy người biết mà chỉ thấy cái bao mì có cái tên mới toanh chẳng khác gì Mikochi, 3 Miền, Đệ Nhất… vậy thôi.  Thực tế thì cái loại mà Nissin đang bán và quảng cáo là mì ramen, luộc lên nó cũng na ná ramen ăn ở tiệm, cái sản phẩm có câu chuyện lịch sử gắn liền và đặc trưng trong tâm thức người Nhật lịch sử hơn trăm năm, đáng lí ra khi đóng gói và đem vào bếp nó phải thành 1 thứ gì đó thú vị hơn là cái giấy gói vàng dai sực đích thực đó. Sợi mì cũng na ná rồi, chỉ có cái nước dùng thì ko bao giờ bằng được ở tiệm thôi. Nissin bán rất nhiều loại mì trên toàn thế giới, có cả mì chiên cong wéo và các loại khác nữa, hơn 1200 loại mì khác nhau lận nhưng  chỉ mới bán có mỗi thứ này ở VN. TUI KO KHUYÊN MỌI NGƯỜI ĐI MUA MÌ NISSIN ĂN vì như đã nói ở trên, muốn ăn ramen thì nên ra tiệm. Tui cho mọi người cái thông tin về thương hiệu mì ăn liền số 1 thế giới, tui tặng Nissin món quà gọi là tăng awareness giá trị gấp 1000 lần vụ án mua post và yêu cầu tag 10 friends có friendlist trên 3000 cùng thông điệp sợi mì vàng chóe bóng loáng mà Nissin đang chạy. Làm social là phải cung cấp cho đọc giả cái gọi là rich content (nội dung giá trị) chứ ko phải để cái hình quảng cáo lên rồi harass (làm phiền) người ta bằng tag.

Về góc nhìn Nhật Bản và cái sự say mê tất cả mọi thứ liên wan tới cái xứ này thì ko phải đứa nào học tiếng Nhật cũng có, khi nói về Nhật Bản các bạn trả bài rất thuộc về hoa anh đào, doraemon và kimono. Tui thì ko như vậy, cái gì tui cũng nghiên cứu. Từ trà đạo, kiếm đạo, thư đạo, cung đạo, về văn hóa, phong tục, tập quán, nghệ thuật, lịch sử, kinh tế, thương mại, luật pháp, triết lí, ẩm thực… cái gì tui cũng tự mình tìm tới học để có kiến thức đúng về cái mà mình yêu thích hết. Nhưng sự thực là 2 cái tên rất khổng lồ từ Nhật bước chân vào thị trường VN làm tui thất vọng tràn trề là Kirin và Nissin. Kirin khi chào sân đã cho ra sản phẩm trà chanh Kira nhưng thất bại nặng về truyền thông và bị Trà ko độ của THP đè bẹp. Trà Kira là sản phẩm cực kì tốt vì sản xuất đúng từ trà, nhưng ko chuyển tải được cái thông tin vô cùng quan trọng, có giá trị sức nặng ngàn cân trong thời kì nước giải khát toàn dùng este mùi hóa chất công nghiệp đó nên đã ngậm ngùi chết ỉu trong khi các brand nhỏ khác giờ vẫn cứ tung hoành, làm tui giờ phải uống Lipton chai với Real leaf của Coca mặc dù nó ko hề bằng Kira hòi trước.

Giờ Nissin cũng vậy.

Nói ra mà buồn lắm.

1 phần là yêu Nhật, 6 năm trời đèn sách học tiếng Nhật nghiên cứu văn hóa Nhật, 1 phần là đạo mì.

Mà cái gì mình càng trông đợi thì càng thở dài thất vọng…

Tui làm tư vấn đầu tư, truyền thông cho người Nhật chưa bao giờ tui tư vấn họ những việc tương tự hết. Tui trả lời cái họ muốn biết và nói cái họ cần nhưng chưa biết. Tui luôn hi vọng họ thành công ở đây, ở cái xứ VN này, hi vọng họ ko thất bại rút êm để lại thị phần cho anh tung của. Thật ngạc nhiên là họ đã chi trả 1 cục tiền rất to để được tư vấn làm sao xài tiền nhanh và mua được thất bại nặng nề nhất về truyền thông ở xứ ta.  Ôi buồn wá ! Nghĩ tới mì gói, trà chanh, tới Nissin, Kira mà buồn 🙁

7 thoughts on “Ramen và câu chuyện mì ăn liền

Leave a Reply