Bột trà xanh: phân biệt matcha và teapowder

Một triệu tám trăm ngàn năm mới viết blog trở lại vì bù đầu với cty và nổi sải với nhiều ca rất đáng sợ hãi. Và giờ thì nghe đồn là các quý cao niên chuẩn bị cho mình ăn đòn vì tội tung hô sản phẩm ngoại nhập. Thôi thì để tui review lại chút xíu về cái tôi bự chảng và vì sao dám mở miệng lải nhải ko ngừng khi có người hỏi về các thể loại trà. Và nhân tiện nói về cái khác nhau giữa real Matcha và Tea powder lần nữa. Tui mở cty kinh doanh nhập khẩu nên phải tìm hiểu kĩ những gì mình mang đến cho khách hàng. Ai có thời gian có thể tham khảo các loại trà lá, trà bột, dụng cụ pha trà mà tui đang nhập khẩu và bán tại http://nekome.vn

 Giờ nói về matcha he.

Như tui đã giải thích nhiều lần mà nhiều bạn không thèm đọc cứ hỏi matcha với tea powder khác gì nhau.

=

04.jpg (600×336)

=

Matcha thì phải là trà trồng trong vườn Gyokuro tức là được phủ lưới 2 tuần trước thu hoạch để hấp thụ ánh sáng theo kiểu đặc biệt của nó. Sau đó hấp, sấy, rút gân để cho ra thứ gọi là Tencha. Nghiền bằng cối đá granite mỗi giờ được có 30gr thôi. Không có đào đâu ra cả triệu tấn bán khắp thế giới đâu .

Matcha 抹茶 là trà xanh dạng bột siêu mịn nhưng không phải cái thứ trà gì nghiền thành bột cũng là matcha.
Matcha cũng là hàng thương phẩm. Có REAL có FAKE hẳn hoi nhé.

Thế mới nói chỉ có bột trà xanh Bảo Lộc chứ không có matcha Bảo Lộc hay matcha nhà má trồng. Càng ko có matcha taiwan hay matcha mỹ, matcha china mà CHỈ LÀ bột trà xanh đơn giản thông thường mà thôi.

Matcha phải là Gyokuro NGHIỀN dưới cối đá chứ ko phải chỉ là lá chè xanh cho zô máy sinh tố XAY ra kiểu bột mà thành matcha được.

Ở Nhật các hiệp hội pháp nhân ngành trà có một ranh giới cực kì rõ ràng và khoảng cách về chỗ đứng trong ngành rất xa cho những gia tộc trồng trà lâu đời và những công ty do người nước ngoài mở tại Nhật đi thu mua tá lả loại trà zề chế biến sản xuất linh tinh rồi kêu là matcha Nhật. Có những cty thu mua trà xanh trồng thông thường như kiểu trà xanh ở Việt Nam hay china, ăn nắng ăn gió, chủng loại tá lả rồi nghiền ra bảo là bột matcha. Mấy bạn Nhật làm ăn uy tín lâu đời cực ghét và bảo đó là thể loại FAKE matcha. Thể loại đó được khá nhiều khách mua trà bột về kinh doanh lại hay mua sử dụng tại Việt Nam ưa chuộng vì giá rẻ, màu sắc long lanh ( do phẩm nhuộm trong công nghiệp thực phẩm).

Tea powder là cái trà nào nghiền ra thành bột cũng là tea powder hết. Mún greentea powder, black tea powder, oolong tea powder thì cứ nghiền nó ra là xong. Nhưng vì còn cái gân lá nên vị của tea powder bị chát đắng rất hỗn, không đằm như matcha và hạt bột cũng to hơn. Hạt matcha có kích thước là 4 micromet, siêu siêu super siêu nhỏ.

Tui phân biệt rõ ràng. Ai lập lờ lừa đảo khách hàng kệ người ta. Còn nữa. Matcha không có chia class theo vụ xuân vụ hè vụ thu vụ đông như vụ lúa Vietnam. Nó chỉ có chia ra 3 thời điểm thu hoạch. First flush là loại nhất hạng, thu hoạch sau lập xuân 88 ngày, tầm tháng 5-6 và thu hoạch bằng tay, loại đỉnh cao dùng trong tiệc trà đạo sang chảnh của tầng lớp quý tộc đắt lòi bản họng mấy ngàn USD/kg là chỉ lấy 6 lá non trên cùng. Càng xuống dưới thì phẩm chất giảm dần và vị đắng dịu cùng tăng theo. Rồi tới second và third flush kéo dài cho đến giữa tháng 8. Mấy loại này thì không đủ độ sánh và phẩm hạnh cho tiệc trà đạo danh giá nên người ta dùng để uống hoặc làm món ăn. Còn màu xanh long lanh tưng bừng trong mấy chục dòng matcha đại chúng là do matcha mix với tảo đơn bào chlorella nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên màu càng xanh xinh đẹp càng đắt tiền.

=

1653422_278051192350466_1026847911_n.jpg (600×338)

=

Tui nhắc lại, tui ko bán matcha hay bất cứ trà gì phân vụ như lúa xuân-hạ-thu-đông.
Dạ, ngó hình đồng trà đi nha, Nhật mùa đông tuyết nó vầy nè. 6 ng chết và 500 ng bị thương trong tuần vưa rồi đó. Ng sống còn khó chứ ở đó mà lên núi hái trà vụ đông.

=

traxanh-5675-1379643884.jpg (600×450)

=

Trà Nhật thường thu hoạch thời điểm vàng là 88 ngày sau lập xuân ( lập xuân năm nay là 4/2) , phân phẩm theo tầng lá. Trước thu hoạch 2 tuần mới phủ lưới che bớt nắng, nắng lọt khe ô tròn dịu xuyên lưới tăng lượng dưỡng chất và kiểu trồng vườn Gyokuro như thế khiến Gyokuro đem hấp sấy tách sống nghiền ra thành phẩm Matcha đều có màu xanh ngọc bích và vị trà đằm thắm huyền thoại.  Chính nhờ thời gian 2 tuần núp nắng với ánh sáng lọt khe giúp làm tăng tối đa lượng theanine (an amino acid), caffeine (the caffeine in coffee and the caffeine found in green tea are not the same. Furthermore, the caffeine in Matcha is uniquely different in that the amino acid L-Theanine, works in synergy with the caffeinn) , theanine lẫn vitamin C có tác dụng làm dịu tác động từ caffein trong lá trà và tăng diệp lục khiến lá trà sau hấp sấy khi ủ nước vào để uống nhìn vẫn xanh như lá còn tươi. Ngay cả nước cũng xanh long lanh như màu ngọc bích. Bìnnhn thường lượng caffein trong trà đã ít hơn trong cafe 5 lần, giờ còn có thêm tác động kiềm hãm của theanine và C nên tác hại được giảm đáng kể. Gyokuro và matcha ko được khuyên dùng cho các chị bầu. Các chị bầu, hoặc các chị mún giảm cân, sợ mất ngủ, sợ đắng, sợ nóng, sợ cafein thì nên dùng Houjicha, Genmaicha . Gyokuro là ngọc lộ.Vặt xong first flush thì chờ cây trà ra lá lần 2 vặt típ là second, rồi vặt típ lần 3 là third. Tầm tháng 8 là xong, nhét trà zô kho lạnh -24 độ nghỉ khỏe, ai mua xuất kho đóng gói rồi bán thôi. Lá rụng hay già thì hái băm ra bón cây, nhà nào tham thì bán cho mấy cửa hang 105¥ á.

Tùy loại trà đếm lá ngọn vặt ra tầng trên tầng dưới lá non lá già mà oánh zá khác nhau. Riêng em matcha thì sau cái công đoạn hấp sấy rồi còn phải rút gân tách sống lá ném ra chỉ dùng phần thịt của miếng lá (tencha) để nghiền ra matcha nên chuyện hậu vị đắng hỗn là hoàn toàn không có. Mún có vị đắng đậm hậu giữ lâu trên đầu lưỡi đó hãy chọn Ryoku tea powder, đừng chọn matcha chi cho nó đắt đỏ, tách gân sống là phiền hà lắm sao rẻ được. Với nếu có mùi mà bà con gọi là tanh thì cũng chỉ là hương đất ngai ngái không phải tanh lòm như miếng cá sống bị sình.

Chú ý riêng về matcha : dù là cấu trúc thành phần caffein trong trà và cafe ko zống nhau, nhất là trong gyokuro với matcha qua quá trình phủ lưới vì nó còn chứa các vi lượng khoáng tốt và C. Nhưng vẫn phải nhắc là trong 1gr matcha nguyên chất không trộn tảo chứa khoảng 30mg caffein, hạn mức cho fép bầu dùng caffein là 200-300mg/ngày. Tui có khuyến cáo với mức 5gr đến max là 10gr/ngày/người rồi nha. Mai mốt không có chửi tui nói bậy à.

Ai mún mua trà vụ đông hay 4 vụ theo lúa thì chắc tìm chỗ khác mua đỡ. Tui hổng có, mà ở Nhật cũng hổng có cái thể loại matcha chia 4 vụ xuân hạ thu đông. Đòi cái khác dễ hơn đi, đòi gì khó quá à. Mấy đại za ngành trà Nhật cũng ko hầu nổi. Cái này bạn Nhật nói sao tui nghe zị, hổng có rảnh tự bịa ra vì đi hầu giấy tờ đẻ ra cái cty cũng mún chết toi gòi.

=

tea-powder.jpg (600×450)

=

À quên,mún mua trà quanh năm phân vụ 4 mùa thì teapowder mới có. Vì cái trà nào nghiền thành bột cũng là tea powder hết. Và dĩ nhiên là trà 4 mùa Nhật nhập khẩu cũng kha khá. VN mình có nơi sản xuất trà xuất Nhật, xuất khá nhiều nữa là khác như ở Sơn La, Thái Nguyên… khí hậu và thổ nhưỡng tốt, trồng theo kĩ thuật Nhật nhưng không hề zống cái chuẩn đất đai và 4 mùa như ở cái nôi matcha Kyoto nên đừng mong có thể tính toán thời tiết biến chuyển kiểu điểm vàng lập xuân + 88 ngày như ở Nhật mà đi hái trà. Giống trồng lẫn điều kiện khí hậu tự nhiên vùng miền cũng không thỏa mãn điều kiện thành hàng Gyokuro thượng phẩm để sản xuất matcha. Gyokuro ngay cả ở Nhật giá cũng ở trên trời lắm gòi, chục ngàn yên chưa được trăm gram.

Trà ta xuất đi, dù có trồng canh tác theo kĩ thuật của Nhật nhưng cái yếu tố đất, nước, khí hậu và thích ứng cũng như thoái hóa của zống cây sẽ không bao giờ cho ra cái mà người Nhật vỗ ngực tự hào hơn cả lịch sử của họ về nó cả. Đó, bạn có thể mua tea powder từ bất kì đâu, nhưng matcha thì phải là Gyokuro rút gân ra Tencha, nghiền 1 tiếng được 30gr và chỉ to có 4 micromet ( teapowder to tới 17 micromet lận ). 

=

latte5tang.jpg (600×602)

=

Về trà nguyên lá xứ ta thì Chè tươi Thái Nguyên hay Oolong Lâm Đồng dĩ nhiên là nhất, Sencha hấp sấy, Mecha hay Ryoku cũng không thể so bằng, nhưng dù tốt đến đâu mà đã cho vào cối nghiền thành bột cũng hoàn toàn không phải matcha. Là Oolong tea powder, là Thái Nguyên tea powder là Jasmine tea powder. Trà bột mùi lài Sài thành nhiều lắm. Matcha thì triệu năm cũng ko có nổi mùi bông lài đâu.

Chúng ta xuất khẩu trà rất kinh hoàng, riêng Oolong VN mình thì chủng thuộc hàng tốt nhất thế giới. Đó là lý do lớn nhất khiến tui có thể thỏa hiệp nhập bất cứ thể loại trà nào từ Nhật chỉ trừ Oolong kiên quyết không nhập về cọng nào hết. Hàng nhà ta tốt nhất thế giới mắc khỉ gì đi nhập làm chi !!!

Mà cái đau đớn nhất là hàng thượng hạng oolong xứ ta đa phần bị nước ngoài yêu cầu trồng, đầu tư côngnghệ và bao tiêu xuất thô toàn bộ để nâng giá gấp trăm lần bán ra khắp thế giới. Thứ trà oolong được cho là thượng hạng nhất xứ đài, tốt hàng top thế giới mà tới 80% là nhập từ VN và TQ. Sao dân xứ khác người ta có quyền hưởng hết thứ nhất phẩm xứ ta còn dân ta cứ khư khư giữ lấy cái quan điểm tự túc tự cấp, sao ko cho người tiêu dùng thêm sự lựa chọn. Sao dân mình không được cho người ta thấy mình cũng biết và có thừa điều kiện để thưởng thức cái nhất hạng của người ta. Tại sao zị ??? Tui có tội gì mà các bác ngành trà chưa gì đã hăm dọa tui. Ai xuất siêu, xuất nhiều, xuất khủng cứ xuất, tui nhập nhỏ bán lẻ vụn vặt lẻ tẻ dành cho khách trẻ openmind mà.  Market của tui là niche, có chút xíu. Đụng chạm gì tới thương hiệu tầm vóc quốc gia của các bác đâu ?

=

1907568_280490962106489_1916942426_n.jpg (600×411)

=

IMG_20131029_171842.jpg (600×600)

=

IMG_20131101_092845.jpg (400×626)

=

Nhà tui thứ gì cũng có, trà gì cũng uống. Trà ta, chè tươi, trà hấp sấy rang sao, trà Anh, trà Ấn, trà Thái, trà Tàu, trà Đài, trà Nhật, trà Pháp, trà Đức… cái giống khỉ gì tui cũng tha về hết trơn, để đầy một tủ mỗi loại một ít uống dần vì ko trữ lâu được. Trong bụng mẹ là đã bị dội trà lài rồi, papa thì  cứ chè tươi mà uống, trà Nhật tui nhập cụ nhà ko hạp.

=

tea-sencha.jpg (600×338)

=

Hồi cấp 2 bắt đầu mê đất đá gió mưa nên tính theo ngành địa chất khảo cổ hay khí tượng thủy văn, cắm đầu nghiên cứu địa lý như con điên thành ra giờ nhà có 1 nắm huy chương giải thưởng mà nói ra ai cũng bĩu môi vì bị cho là môn phụ. Và cũng nhờ học đội tuyển mà suốt những năm cấp 3 tui theo má Dung ( cô dạy tuyển địa Lê Quý Đôn cấp 3 niên khóa 2000-2003) đi khắp các thể loại nhà máy, vườn, ruộng các kiểu. Từ nhà máy thuốc lá, bia, nước ngọt, mì gói, giấy, cao su, xưởng mộc, xưởng gốm cho tới đồng trà, vườn cafe tui đều từng ngó và có biết chút đỉnh. Tui thích mà, nên nghiên cứu kĩ trà lắm.

Hồi 2007 đi Hàng Châu TQ mua lon Long Tĩnh thượng hạng bé tẹo gần trăm đô cả đoàn ai cũng chửi tui khùng. Vì mua ở đúng nơi sản xuất, uống đó, hốt đúng cái đống đó bỏ lon thì mới mua. Sự khác biệt rõ ràng giữa hàng thượng phẩm và hạ cấp từ hương vị đến màu sắc đều được giải thích rõ.

=

SAM_3171.JPG (600×450)

=

SAM_6982.JPG (600×450)

=

20120813_204528.jpg (400×711)

=

IMAG0674.jpg (600×359)

=

2012-12-02 15.39.36.png (400×711)

=

package.jpg (400×711)

=

Tui còn có thành tích lôi cái bác quản lí TWG ra 8 chuyện hỏi luyên thuyên toàn chuyện ko thấy trong teabook đề cập làm bác í cũng ú ớ bỏ chạy lun.

=

20130117_173735.jpg (400×711)

=

20130117_175131.jpg (600×338)

=

Trà tây và văn hóa hightea, lowtea, afternoon tea tui cũng nghiên cứu và nói wá trời wá đất rồi. Được thêm con bạn lấy chồng Pháp, gia phong phụ huynh cổ điển và cổ súy yêu trà nên nó về nó dạy lại mình, nói sai chưa hết câu đã bị móc họng tắt bếp lun. ( Loan có đọc kêu Ivan đầu tháng gặp bạn 192 của tao, coi bên đó có xuất nổi số lượng cho bố chồng mày ko ?)

=

20121211_153207.jpg (400×711)

=

20121209_224853.jpg (600×338)

=

IMG_20121210_142240.jpg (600×600)

=

Ở Đài Loan tui đi mua trà Alisan cũng tranh thủ chui zô cái tiệm như hàng bỏ sỉ trong chợ để mà zô ngồi mốc mỏ coi pha trà tiện thể hỏi bô lô ba la chủ yếu để moi kiến thức của ng ta về cácch phân biệt phẩm trà. Mua siêu thị bố ai bik hàng nào xịn dỏm đâu được thử được nghe như vậy đâu.

=

20121210_181402.jpg (400×671)

=

20130404_133411.jpg (600×338)

=

P1210400.JPG (450×600)

=

Trà Việt thì chỗ ngày xưa thiền trà VS tui đi cũng nát, đi nghe từ cái chỗ thư pháp chính chủ tâm huyết chia sẻ chở nước từ đỉnh LBiang để pha trà cho khách, tới cái chỗ gần chợ Tân Định có mấy em phục vụ múa may lải nhải nghe ngứa lỗ tai, xài nước vòi toàn chì, kiến thức thì tới chén quân chén tống là gì cũng không biết mà còn nói như dạy đời mình nữa.

Nên nhân đây xin lỗi các bạn mê syrup mùi. Tui là đứa rõ ràng, 1 là 1, 2 là 2. Trà là trà, syrup là este mùi. Ko có ai rảnh hơi đi chiết xuất tinh chất trà làm si rô hết. Với trà đạo hay phục vụ chuẩn cung đình thì phải đúng nghi thức, còn đã chơi kiểu hiện đại miễn đạo, đơn giản thay nước thì ún như tui, nước sôi chế ào zô rót ra li rồi ún cho nó khỏe.

Đi qua Nhật là tui đi chơi thăm bạn lâu ngày ko gặp, tự nhiên bạn í chở tui đi gặp 1 bạn nghe nói nhà làm trà vì tui thích trà. Tui hí hửng đòi tới đồng trà ng ta coi vì nghe nói nó nằm ở chân núi Fuji đẹp lắm.

=

1509200_270258189796433_2031215586_n.jpg (450×600)

=

gotemba.jpg (600×427)

=

Bạn í thao thao bất tuyệt về trà trồng và thu hoạch cái tui lỡ miệng nói là “ê mày kể chiện khác đi, mấy cái đó tao biết hết gòi. Na ná VN tao với Taiwan à có gì lạ đâu.” Chắc câu đó chạm dây tự ái nên thay vì chở tui tới đồng trà thì bạn í chở cả lũ tới Tòa thị chính tỉnh, lôi thẳng cổ zô phòng nông nghiệp và giới thiệu cho tui cái gọi là Trà thở núi Phú Sĩ. Và giới thiệu tui là đối tác sang chơi làm tui cũng ngậm đá ú ớ lun. Tiện thể thôi thì mở cty mần ăn chơi.

=

1501894_10202484221014301_175951213_n.jpg (600×450)

=

Về nước 800 năm sau tui mới bik cái bạn mà tui chửi khùng lôi cổ mình đi lung tung đó dòng họ cũng tên tuổi top ngành trà xứ người ta mà tui lúc ở đó thì cứ bơ ra.

=

1512784_10202003481301678_880569506_n.jpg (600×450)

=

SAM_5752.JPG (600×450)

=

SAM_5735.JPG (600×450)

=

Ng ta tự hào máy đánh bóng lá hay làm trà gì đó là của ông nội ng ta coding, kêu tui chụp hình lưu niệm tui còn kêu nguyên tảng sắt có gì đâu mà chụp. Rồi cái máy gì đó mà chỉ có nữ vận hành chứ nam rớ zô là bị vô sinh nữa. Trời ơi, sản xuất trà thôi mà làm wá zị đó. Cũng may mà đại học 5 năm được nhồi sọ sẵn 1 mớ quan điểm kiến thức về lịch sử, văn hóa, con người ,kinh tế, ngôn ngữ, địa lý… các kiểu rồi chứ ko thì chắc cũng sốc tới óc.

 Nhật kí đời tui mai mốt kể típ.

Trân trọng.

9 thoughts on “Bột trà xanh: phân biệt matcha và teapowder

  1. Đọc xong mở mang kiến thức quá chài luôn, thích những bài của chị Mèo ko viết thì thôi viết thì đầy đủ bằng chứng và tự mình xông pha tìm hiểu <3

  2. Chị Mèo, em mê cái mùi trà lắm, đi uống nước ở đâu cũng kêu greentea iceblended, nhưng mà từ hồi uống starbuck tới giờ, em k uống đc greentea ở đâu nữa, kể cả The coffee bean hay PL. Em hay đi siu thị, mấy cái mini market đó, có bán đồ hàn đồ nhựt, thấy cái gì có trà xanh là lượm về xài thử, face mask, nhang, nến, gì cũng có. Hehe 😉

    1. matcha để pha trà đạo sẽ hơi khác vì hàng cooking là tầng dưới, ko phải 6 cái lá ngọn. Và chủng trà trồng trong vườn Gyokuro cũng khác nhau cho ra vị và mùi khác nhau. Ko đáng kể lắm.
      Trà đạo về nguyên tắc là nghi thức, còn uống matcha loại nào là tùy túi tiền. Nhưng người chơi trà và làm tiệc trà thì rõ là giới sành sang chảnh, quý tộc rảnh thời gian nên họ dùng hàng đắt giá nhất là dĩ nhiên thôi. Còn người bình thường thì thích xài tea powder cho tiệc trà đạo cũng duoc, chả ai cấm hết á

    1. VN mình nhìn chung có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng 1 số vùng phía bắc hay vùng cao thì khí hậu bán nhiệt đới, vẫn có lợi thế về ẩm độ mùa hè và mùa đông tương đối khô như các vùng ôn đới. Phía Bắc giáp TQ có thổ nhưỡng gần giống với Vân Nam và Quảng Tây của TQ nên có chất lượng trà tốt với một số chủng tương đương. Vẫn lưu ý là mình có độ ẩm cao hơn các vùng cao không giáp biển nhờ hoạt động của gió mùa. Các vùng như Bảo Lộc Lâm Đồng thì có độ cao lí tưởng so với mực nước biển, nhiệt độ giảm dần theo độ cao và sương mù cũng ở mức vừa đẹp cho việc canh tác trà, phẩm chất oolong sánh ngang với Oolong Taiwan.
      Chủng oolong VN mình vị nhẹ thơm không bị chát nhiều và hậu vị không làm gắt cổ. Tuy nhiên sản lượng cực ít và đa phần là bị bao tiêu với quy trình nghiêm ngặt của mí bạn nước ngoài để xuất thô. Còn nội địa mình thì ko đầu tư cho quy trình nên nói chung là…
      Oolong Taiwan nổi tiếng thế giới vậy chứ 1 năm nhập hơn 31.000 tấn oolong từ VN với TQ để đóng gói, dập mác Taiwan. Vậy đi cho dễ hỉu !
      Còn chủng ra sao thì mấy bác trong ngành trà nhà mình rành hơn tui.

      Since the country’s independence in 1945, the tea industry has experienced significant development in export and domestic market. Vietnam is amongst the top tea exporters, mainly of black tea. Fine green tea from different tea regions (i.e. Thai Nguyen, Yen Bai) has established reputation in domestic market, but still been lesser known to the world.
      Some high quality tea made from Vietnamese native tea breed, including Ha Giang white tea, a mountain Shan bred having buds and a lot of white naps, was only known within its own community until recently. Meanwhile, new tea breeds was imported and carefully planted into suitable soil and climate conditions to yield surprisingly good quality teas. This is the case of fine oolong tea from Bao Loc, Lam Dong which is often compared to the famous Taiwan’s Formosa.

Leave a Reply to Gia đình Saiya Cancel reply