Japan 011 – Chợ cá Tsukiji

Chợ cá Tsukiji là no photo nha mấy đứa. Chụp hình đã đời mới thấy bảng. Chợ mở vào hầu hết các buổi sáng,  Chủ Nhật, ngày lễ và một vài ngày thứ Tư thì chợ NGHỈ. Đi né mấy ngày đó ra he.

Giá công khai, rẻ hơn bên ngoài. Mở public 7-10:30 hay 11g tuỳ khu. Nhìn zui thôi à. Mấy quầy riêng vẫn làm cá ngoài mớ tuna huyền thoại. Tươi ngon như lời đồn, không hôi rình như chợ nhà mình mặc dù vẫn giết mổ chặt đầu và rác vây đuôi đầy thùng. Hay thặc. Bên ngoài có cái đền thờ thần nước 水神 , thấy có mấy bác bán cá trong chợ xong có vào đây hông bik để làm giè.

Quy mô kinh doanh của khu chợ này thuộc hàng lớn nhất thế giới, chỉ tính riêng thủy hải sản, lượng giao dịch 1 ngày đã lên đến 1.799 tấn. Chợ cá Tsukiji có diện tích trên 285.000m² lận. Đi lòng vòng cả tiếng mà chưa hết một phần. Khi đi zô có mấy ngườii điều hướng, vì dụ khách đi vào dãy hàng số 52 nhiều quá thì sẽ hướng khách đi qua dãy số 70-90 gì đó. Tui ko rõ họ đánh số chia dãy thế nào nữa vì mới đứng dãy 52 bước qua kế bên đã là 7 mấy gòi.

Chợ cá theo truyền miệng là cái mà người ta gọi là uogashi, một dạng chợ bán cá ven sông cung cấp hải sản tươi sống từ thế kỉ thứ 16 , thời Edo. Tokugawa Ieyasu mời những ngư dân từ Tsukuda, Osaka tới Edo để cung cấp cá cho lâu đài. Cá không được lâu đài mua sẽ được tập trung về bán gần cầu Nihonbashi, ở uogashi (nghĩa đen là cầu tàu cá ), là một trong nhiều khu chợ chuyên bán buôn nằm dọc các kênh rạch của Edo (từ thế kỉ thứ 19 được gọi là Tokyo :p ). Đại thảm họa động đất Kantō xảy ra ngày 1 tháng 9 năm 1923 đã tàn phá nhiều phần của trung tâm Tokyo, bao gồm khu chợ cá Nihonbashi. Để khắc phục hậu quả của trận động đất, chợ cá đã được chuyển đến huyện Tsukiji, và sau khi xây dựng một cơ sở chợ hiện đại hoàn thành vào năm 1935

Chợ cá Tsukiji theo đúng dự định là sẽ bị dời đi vào cuối năm ngoái nhưng đã bị delay tới cuối năm 2017. Cái chợ cũ nhưng chia khu vực khá logic và nhìn không bị cũ kĩ hay tanh lòm như mấy khu bán cá chợ xứ ta. Hệ thống thoát nước tốt. Mỗi quầy zui lắm, đều có một cái như cái tủ , người ngồi trong đó tính tiền và giữ tiền như cashier cửa hàng chứ không phải nhét tiền bỏ túi như sạp chợ xứ khác. Đồ tươi từ bào ngư cho tới cua cá các kiểu. Uni thì nó tươi muốn xỉu. Tui mua hộp cầu gai vụn ăn mà nó ngon kinh hoàng, vừa thơm vừa không tanh. Múi to dày người ta đóng hộp xếp đều tăm tắp.

Nếu đi bằng tàu điện, có thể đi Toei Oedo Line- dừng tại ga Tsukiji Ichiba hoặc Metro Hibiya Line- xuống ga Tsukiji.

Nếu đi bằng bus thì từ  Tokyo station đón chuyến đi “Toyomi Suisan Futo” hoặc “Harumi Futo”; nếu đi từ ga Shimbashi thì sẽ đón xe bus đi “Narihirabashi”, xuống xe tại trạm Tsukiji Sanchome. Từ Shimbashi nếu lên xe bus đến “Tsukiji Chuo Ichiba” thì sẽ dừng ở trạm Tsukiji Chuo Ichiba.

Từ ngoài đi vào sẽ ngang qua các khu bán hàng linh tinh và khu vận chuyển trước. Có quầy bán rong biển gia truyền ngon muốn xỉu luôn.

Mấy hàng sushi bên ngoài dân tình xếp hàng rồng rắn để zô ăn mà toàn khách Tây du lịch, thấy chả có gì đặc sắc. Phàm đồ ngon từ đây sáng sớm đã đóng thùng lên xe đi khắp thế giới, đâu cần ăn sát nách cái chợ làm gì.

Bên này đi ăn sushi 寿司 tử tế. Cũng băng chuyền mà dĩa có giá từ 100-600 yên. Dĩa nào cắt miếng cá cũng dày kinh hoàng khủng hoảng. Có cua alaska, có tômえび có uni có lươnうなぎ … Sát bên cổng sau của Labi Shibuya. Có tầm 20 ghế người ra vô liên tục. Sushi đúng ngon chứ không phải rẻ mà chán òm như cái uobei gần đó. Thích quá ăn một phát mười mấy dĩa hết hơn 3300 yên. Ăn xong ko thở nổi chỉ muốn lăn về 😂😂😂. Đời mình ăn xưa nay nhiều bữa xa xỉ nhưng chưa lần nào ăn sushi có mấy trăm ngàn mà thoả mã như này. Ăn cá ko nhất thiết tới chợ cá nhưng mua cá thì tới đây thì họp lý .

Vậy nha !

KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG BÀI VIẾT VỀ JAPAN TẠI ĐÂY :
http://meoac.info/tag/japan/

Leave a Reply