Cứ trước 1 tháng là phố đèn lồng bắt đầu bán. Đường Phú Đinh Q5, ngắn tẹo. Thị trường nhỏ tí nên lồng đèn toàn hàng sản xuất ở mí xưởng giấy, xưởng nhựa q11, q8, q6 nhìu hơn đèn pin china.
Tui nói thiệt là mí ba mí má xì tin đi ưỡn ẹo chụp hình xong mua cho người ta vài cái lồng đèn cho người ta zui. Chả đáng mấy đồng. Mở ra bán mà toàn các cậu các mợ vác súng ống ra chu mỏ ưỡn ngực, phễnh mông chụp hình xong tay không đi zề thì mai mốt người ta treo bảng thu phí chụp hình rồi chửi người ta.
Quanh năm có 1 mùa để làm ăn…
Con đường đó vốn là cái chợ đèn lồng ko phải khu triễn lãm nên người đông nườm nuợp mà toàn chụp hình ké chả bán được gì thì nguoi bán ko có zui. Mua ủng hộ 1 cái chả đáng là bao nhưng ai cũng zui hết á
=
=
Trung thu bi giờ ko còn là lễ hội rộn ràng mà chỉ còn là 1 nét văn hóa mà người ta cố sức giữ. Bánh trung thu cũng hết mang ý nghĩa sum vầy. Tặng nhau trả lễ làm ăn là chính.
Nói chung là trung thu bi giờ cho teen với người lớn, và chủ yếu là đẩy mạnh các hoạt động từ thiện dành cho trẻ em nghèo. Trẻ em khá giả, trung bình có trung thu theo cách riêng của họ. Kiểu gì thì cũng ko dám chơi bẩn như bọn trẻ con nghèo ở mấy xóm lao động kiểu ngày xưa tui hay bon chen đòi chơi chung. Nấu sáp, đốt lửa phừng phừng, lọ nghẹ đầy tay, đầy mặt. Phụ huynh vừa sợ cháy, sợ con phỏng, sợ tùm lum… chỉ có bọn nít ranh phá phách này là điếc ko sợ súng. Há há…
=
bây giờ mấy ẻm zới mấy ảnh toàn bu đen bu đỏ lại chỗ ngta chụp hình nhặng xị lên r xách đít bỏ đi tỉnh bơ, ngại hết sức
nhìn mấy cái lồng đèn dễ thương wá,bài viết này của Mèo cũng phản ánh đúng.Đọc bài này mà nhớ lại hồi còn nhỏ chơi lồn đèn thiệt là vui.
đơn giản ,lời văn không chau truốt gì hết nhưng vẫn thích đọc blog chị Mèo