Omotenashi là entry đầu tiên viết về Nhật Bản sau chuyến đi của tui. Cái này là do mấy bạn trên facebook nhiệt tình yêu cầu nên tui viết đó nha, đừng có ai la là tại sao không quất trước vụ thuê điện thoại với 3G để vi vu xứ Phù Tang cho dễ trước nhá.
=
=
Omotenashi là cái mấu chốt quan trọng mà theo tui đã tạo nên một xứ sở du lịch lẫn sinh sống hưởng thụ ở mức độ thiên đường dành cho du khách và kẻ ở ở túi tiền rủng rỉnh. Tức là chỉ cần bạn là khách, bạn tới đó để tiêu tiền thì bạn sẽ được phục vụ tới tận chân răng. Thật ra từ Omotenashi (おもてなし) trong tiếng Nhật chỉ đơn giản mang nghĩa cơ bản là “hiếu khách” mà thôi. Mỗi nơi mỗi xứ có cái kiểu hiếu khách riêng của mình. Có nơi hiếu khách là để cho khách hàng thoải mái tùy nghi tung tẩy không làm phiền, có nơi hiếu khách là tặng quà, có chỗ hiếu khách biểu hiện bằng việc hỏi và nhớ tên khách hàng ngay từ cổng… nói chung là mỗi xứ mỗi khác. Ở Nhật thì có những mấu chốt quan trọng sau đây về cái gọi là Omotenashi. Thứ nhất, họ luôn chào khi bạn vào và cảm ơn khi bạn về. Thứ hai, luôn cười toe toét với khách, cười chào đón đon đả chứ không phải cười kiểu bị ép buộc. Thứ 3, sẵn sàng hỗ trợ mọi thứ khi khách có yêu cầu, có khi cái yêu cầu trời ơi đất hỡi đó không hề nằm trong danh mục dịch vụ mà các bạn ấy phải làm.
=
=
Cái Omotenashi thể hiện rõ nhất trong cách chào cúi gập người để thể hiện sự chào đón và tôn trọng. Các góc độ phức tạp của việc chào gập người, 2 tay khép phân chia theo mức độ thành kính kể cả trong giao tiếp thường nhật chứ không chỉ trong mua bán dịch vụ. Hoặc chí ít họ cũng sẽ cúi đầu chào để khách cảm thấy được chào đón chứ không hất mặt hỏi kiểu cần gì mợ lấy cho rất ban ơn trịch thượng như ta vẫn thường gặp ở thủ đô xứ mình.
=
=
=
=
Chưa kể, hầu hết các cửa hàng ở Nhật đều có sẵn giấy gói và khi bạn tính tiền họ sẽ hỏi là bạn mua dùng hay mua tặng, mua tặng thì gói lại cho bạn . Hì hục gói. Như lúc tui mua mấy cái hộp nhạc, rồi CD trong chỗ Kawaguchiko music forest museum, tui lỡ dại nói là tặng, gói riêng ra hết, thế là mí bạn í hì hục gói cả chục phần riêng ra, tui đứng tính tiền gòi chờ thấy ông bà cố nội tui lun. Zô Starbucks mua li mua nắp mua đồ đánh bọt sữa cũng zị nha, có giấy gói hết đó. Mua bánh ngọt cũng thía . Gói bánh lại cẩn thận, có cả đá khô cho bánh kem đem tặng vừa đẹp vừa khỏi chảy nữa. Có sẵn các package gift cho tiện lun.
=
=
Taxi cũng có cửa tự động mở, bạn không cần động tay động chân. Cái sự hiếu khách còn thể hiện ở bản tính cung cách rất Nhật từ chuyện nhận thức rõ ràng cái gì thuộc về mình. Bạn tui trong áo khoác ghi cả tên và địa chỉ nhà, nó bảo là nếu để quên trên taxi thì có khi taxi còn đem tới tận nhà gửi trả lại. Bạn khác ở Shizuoka thì trong khi đi mua sắm đồ dùng mùa đông để wên nguyên cái bóp tiền bạc thẻ thiếc tá lả ở siêu thị và mấy ngày sau gọi dt lại hỏi thăm thì nó vẫn còn nằm đó. Chả bù với xứ ta chỉ cần 3 giây là mất biệt tăm hơi chứ đừng mơ có vụ 3 ngày quay lại vẫn còn hay wên đồ trên taxi mà ko mất. Đồ của khách trả lại cho khách cũng thể hiện một phần cái sự hiếu khách nhiệt thành của người Nhật đó.
=
=
Khi bạn bước zô cửa hàng thì cái omotenashi đầu tiên là nhân viên phải chào, phải cười niềm nở và phải mở cái đoạn băng ghi âm thuộc lòng nói 1 tràng wá trời chữ liên tục như 1 cái máy kiểu : quý khách cần tìm gì ? quý khách có ý định mua gì chưa ? Cái này là sản phẩm mới của chúng tôi. Sản phẩm này có công dụng abcd ? Cách dùng cdef … quý khách có muốn thử không ? Quý khách có biết chương trình khuyến mãi này của chúng tôi không ? Quý khách thật là xinh đẹp dễ thương phù hợp hay ho tuyệt vời thông minh sáng suốt … cái khỉ gió gì đó, nói nhìu mệt xỉu. Nói từ lúc zô tới lúc ra lùng bùng lỗ tai. Mà người Nhật thích vại á, chứ mà lơ lơ không nói lại bị chửi khinh thường khách hàng cũng nên.
=
=
Vào quán ăn cũng thế nha. Đi ăn lẩu là sẽ có người múc cho, phục vụ tới chân răng. Gặp mình quen thói ăn lẩu là phải nhào zô chụp zựt cho nó zui zị mà cứ có một chị múa tay liên tục để múc lẩu cho mọi người phát chóng cả mặt. Tui đề nghị “Dạ tụi này thích tự xử, chị ra ngoài dùm được hơm ?” Chị í ukie, xong được 1 lúc lại có chị khác chui vào đem đồ tui gọi thêm đổ zô nồi và lại múa may múc phục vụ típ. Mún nổi sải lun vại đó. Nhưng cái đó nằm trong danh mục phục vụ hiếu khách, trách nhiệm công việc của người ta. Đuổi ra có khi mấy chị í bị chủ phạt thành ra mình mang tội hại người zô ziên thúi nên thôi kệ vậy.
=
=
Rồi, vẫn là chuyện trong quán ăn. Ngày cuối cùng tui đi ăn sushi với cty kia, có đi chung với bạn tui. Tui thì cắm mặt ăn trong khi nó với mấy ông kia nói chuyện quá trời wá đất, tui nghe ngồi cười ké không à. Vấn đề là bạn tui ngày xưa từng phục vụ cho một quán ăn nhỏ và được yêu cầu là phải trò chuyện với khách. Đừng nghĩ là mấy quán rượu có hime mới phải hầu chuyện khách nha. Vì cuộc sống áp lực đầy ức chế nên nhu cầu giải tỏa bầu tâm sự của người Nhật khá là cao. Đừng hỏi vì sao geisha có giá. Từ xưa là như thế gòi. Việc tiếp chuyện với khách cũng là một trong những thứ được đặt ra trong hạng mục tiêu chuẩn phục vụ để bày tỏ cái sự hiếu khách của khá nhiều nơi, nhất là các quán ăn nhỏ và các quán rượu.
=
=
Cái gọi là Omotenashi đó không chỉ dành riêng cho khách du lịch mà nó là cái tiêu chuẩn cái cái gọi là dịch vụ khách hàng hạng nhất, tiêu chuẩn kiểu Nhật đó. Cái bữa tui ở Onsen tuốt trên tầng 3, nhà gỗ ko có thang máy, vali tui 2 cái nặng thấy ông bà cố nội mà cái em reception ở đó hì hục khiêng lên lầu 3 cho tui á. Và cái sung sướng dễ chịu hạnh phúc nhất với du khách khi dùng dịch vụ ở Nhật chính là KHÔNG PHẢI TRẢ TIỀN TIP. Mấy đồng lẻ cũng sẽ được trả lại đầy đủ với nụ cười toe toét trên môi. Nhân viên nhà ga đương nhiên là phải chỉ đường cho bạn ( họ biết chút chút tiếng Anh để đối thoại hướng dẫn du kkhách) vì đó là hạng mục dịch vụ.
=
=
Lúc tui đi cái bảo tàng mì ở Osaka tui kéo theo vali thì nhân viên ở đó nhanh chóng giúp tui gửi vali zô cái chỗ của nhân viên để tui thoải mái đi lòng zòng dòm ngó. Họ cũng có sẵn chỗ treo dù và áo khoác cho khách luôn. Đó, tóm lại là mí bạn Nhật rất coi trọng và tinh tế trong cái việc tiếp đãi khách, cái tiêu chuẩn Omotenashi của mí bạn í cao vợi lắm, các bạn í không từ chối khách cái gì hết trơn á, chỉ để khách hàng vui là đủ zồi. Ngay cả khi bạn vào hỏi han linh tinh lang tang như một con dở người không mua gì cả cứ thế đi ra họ vẫn cúi chào tạm biệt và vẫn cười ngoác miệng để chào bạn nhá, không có cái vụ đốt phong long như ở VN đâu ha.
Gòi. Thiên đường của khách chính là cái ách phải đeo của nhân viên. Nếu làm việc ở Nhật dĩ nhiên bạn phải cười với khách. Bạn zui thì không nói, bạn bùn, bạn giận, bạn đau bụng, bạn ngứa lưng, đau chân, ngứa mũi hay đau đầu gì thì cũng mặc kệ bạn, khách tới là phải cười, là phải bao trọn gói mọi yêu cầu để khách móc túi mua/sử dụng dịch vụ hàng hóa nhà bạn rồi đi ra, không xài không mua gì mà đi ra bực thấy bà nội lun mà vẫn phải cười nha. Trong quán ăn nhân viên rất chú tâm tới khách chứ không có vụ án tụm 5 tụm 3 gọi lòi bản họng không ai thèm ra như xứ ta đâu. Làm việc là làm việc, càng nhiệt thành hiếu khách bao nhiêu, làm khách vừa sướng vừa vui bao nhiu thì làm cái người phải hầu hạ áp lực bấy nhiu. Mà càng áp lực càng ức chế thì càng cần chỗ giải tỏa bấy nhiu. Chưa kể đến chuyện ý thức của người dân cái xứ thiên đường đó cũng tự thân nó gây ra cái áp lực kinh khủng khiếp. Trong cty hoàn toàn im lặng việc ai nấy làm, trong quán ăn người ta cũng cắm đầu ăn hoặc nói chuyện với âm lượng cực nhỏ, trên tàu điện hầu như ai cũng tranh thủ ngủ hoặc bấm điện thoại, riêng khu vực priority seat thì ko được xài dt luôn. Chỉ cần bô bô cái mồm nói lớn hay điện thoại wên tắt chuông gây tiếng ồn 1 cái là cả thế giới nhìn mình với cả ngàn cặp mắt hình viên đạn. Ức chế áp lực vô cùng. Từ đó mà sinh ra vô vàn những chỗ xả xì-chét như khu đèn đỏ Kabukicho, khu Akihabara với các thể loại maid-dream coffee shop, các trung tâm với máy pachinko ( đánh bạc gắp thú… nói chung là mấy khu chơi game máy ấy), các dịch vụ sung sướng từ sách báo phim ảnh lung tung…
Vụ này sẽ nói sau, kể chuyện chung với vụ 3 lần được mời làm diễn viên JAV ở Shibuya của tui.
Chào thân ái và tạm bịt. Chúc các pạng zui zẻ !