Chỗ này gần Tokyo, dễ đi lắm nhưng chắc mí bạn nhà mình chưa ai đi đâu ha ! Đèn này nghe nói cầu duyên thiêng nhất Nhật Bản.
Ngôi đền Kawagoehikawa (川越氷川神社) là một nơi linh thiêng với hơn 1500 năm lịch sử. Và nơi đây cũng là nơi rất được các cặp yêu nhau lui tới vì mùa hè nơi đây sẽ tổ chức lễ hội chuông gió, vì trong tâm niệm của người Nhật thì gió là nơi gửi gắm ước niệm của mọi người qua việc viết trên các thanh gỗ Tanzaku và treo dưới giàn chuông gió. Cái đền này không chỉ nổi tiếng với lễ hội chuông gió mùa hè mà còn là địa điểm cầu duyên cực kỳ linh thiêng ở vùng Kanto. Nằm ở thị trấn cổ kính Kawagoe, ngôi đền này tự hào với xác suất cầu duyên trúng lên tới hơn 90% theo như đồn thổi.
Chỗ cái đền thì ko to lắm, be bé xinh xinh thôi. Tui từng đi cái đền tổ tiên khai sinh nước Nhật to gấp 1000 lần ( nghĩa đen nha, ko đùa) cái đền này. Nhưng chính vì nó bé xinh nên treo chuông nó đáng yêu gì đâu. Nghe đồn chỗ này cầu duyên thiêng lắm. Yêu nhau tới xin cưới nữa. Tui cũng nhào zô viết một tờ cầu người iu. Xong qua bên hông cũng thổi hình nhân , trét mồ hôi thả suối xua đuổi xui xẻo. Cũng mong tất thảy linh thiêng như lời đồn.
Người Nhật tin tưởng rằng âm thanh leng keng của những chiếc chuông gió có thể xua đuổi tà ma, nên từ thời xa xưa, chuông gió thường được treo ở mái hiên của các ngôi chùa. Ngày nay, người ta hay treo nó ở trước hiên nhà, cửa sổ, nơi có gió để phát ra tiếng kêu. Người Nhật còn cho rằng, tiếng kêu của chuông gió xoa dịu cái nóng, kích thích thính giác, có thể gọi gió vào những ngày nóng bức.
Chuông gió Nhật Bản đặc biệt hơn so với các nước khác ở chỗ nó được làm bằng thủy tinh vẽ họa tiết hoặc trong suốt. Mỗi chiếc chuông nhỏ đều có mảnh giấy treo bên dưới. Trên mảnh giấy có thể là những lời chúc may mắn, cầu bình an, có thể là những bài thơ ngắn hoặc không viết gì cả
Ngày nay, những chiếc chuông gió 風鈴 (fuurin) đa dạng hơn trước với đủ màu sắc và chất liệu khác nhau từ gốm, sứ cho đến kim loại… Hoạ tiết trang trí trên chuông gió cũng rất đặc sắc, từ các hình ảnh con vật, cây cỏ gần gũi thiên nhiên đến các hình tượng vị thần như thần Ebisu (thần may mắn, thần hộ mệnh cho sức khoẻ và trẻ nhỏ), thần Daukoku (thần tài, giữ an lành cho nhà cửa), thần Mame-Danuki (biểu tượng của sự khôn lanh, vui vẻ, biến hoá tài tình)…
Năm nay, lễ hội này được tổ chức sớm hơn, vào từ ngày 7/7 đến 9/9. Lúc tới nghe dân chúng bảo năm nay trang trí đẹp hơn mấy năm trước. Bà con xếp hàng dài chụp hình, còn mình như con điên đi ngược lối đứng diễn 800 kiểu cho con bạn chụp hình. Mới thấy hơi vắng đó chụp xong quay ra thấy hàng chờ dài hơn 50 mạng.
Đền thờ Thần đạo Kawagoehikawa (川越氷川神社
Địa chỉ 〒350-0052 Saitama Prefecture, Kawagoe, 宮下町2 Chome – 11- 3 nhé!
Ga gần nhất Kawagoe (川越駅) sau đó đi bus
Vé bus 350-500yen cho loại one day pass. Có thể ghé các thành cổ, khu phố cổ và các nơi khác trong ngày. Bus thường tới 18:00 là hết chuyến nhưng trong thời gian lễ hội được tăng cường tới tận 21:00 các ngày cuối tuần.
http://www.hikawa-fuurin.jp/
#Japan #matsuri #fuurin #saitama #kawagoe #hikawa #summer #川越 #氷川神社 #祭り
Đã mua one day pass rồi thì đi đền xong nhớ ghé qua phố cổ Kawagoe. Phố cổ này thì nhỏ thôi, không so được với mấy cái phố cổ ở Kyoto, Nagoya, Izumo… nhưng có lợi thế là ở gần Tokyo. Kawagoe cách ga Shinjuku-sanchome khoảng 50 phút đi tàu thường, tầm 600 yên tiền vé tàu thôi. Ở cái phố cổ này có cái cafe ngâm chân 30 phút rất đã. Đa phần là shop đồ lưu niệm cho du khách dạo chơi. Đi cho biết đó biết đây, biết trời mây nắng gió.
sót cái hình ở đền