Social 02 – How to work with influencers !

Lúc đầu tui tính viết cái title ” Influencer là con gì?” nhưng tui sợ bị bà con wánh tui bầm mặt nên thui.

Influencer là con người, dĩ nhiên, nên đã là con người thì cái gọi là cảm xúc luôn cần được coi trọng. Làm việc với inflencer khó gấp 1000 lần làm việc với báo chí vì nghiêm túc là họ nghĩ rằng … không cần thiết phải thể hiện sự chuyên nghiệp. Lý do rất đơn giản, đa phần inflencer đều là những blogger hay hot profile tay ngang, thuộc dạng bỗng dưng nổi tiếng. Không mấy người chủ đích hay đạt được mục đích là trở thành một ai đó “on the top” trong cộng đồng. Họ đều có công việc riêng, thu nhập ổn định, với họ vui là chính, Influencer/ Hot blogger hiện nay với họ lẫn mọi người đều không phải là 1 cái gọi là career hay công việc có thu nhập ổn định dài lâu. Với báo chí – phóng viên bạn gửi thông cáo báo chí thì tỉ lệ % bạn có cái để report và đúng timeline rất cao, hay bạn mua quảng cáo, hoặc làm việc với head/admin của các forum/web portal, mua article/short news đều cho bạn cảm giác an toàn/ an tâm về thời gian với khách hàng vì họ chuyên nghiệp và có mối quan hệ công việc/uy tín/ràng buộc với bạn về phương diện kinh tế.

Còn influencer thì sao ? OK, zui thì đăng, bonus thêm. Ko zui thì zẹp, xì chét thì break hợp đồng lun. Thậm chí nghe tới hai chữ ” hợp đồng” là đã bỏ chạy mất dép rồi. Chưa kể rất nhiều influencers vô cùng nhạy cảm, cực ghét các contact person bên agency gọi điện thoại làm việc mà chả biết họ là ai. Influencer chảnh còn hơn nghệ sĩ. Họ biết vị trí của mình trong cộng đồng nên tốt nhất là các bạn nên đọc kĩ profile của họ trước khi contact. Chưa kể họ coi trọng cộng đồng của mình hơn là những mối làm ăn nhỏ/lẻ từ agency/brand, nếu không phù hợp hoặc ép buộc KPI thì có khi các bạn bên agency còn được bonus 1 bài rao giảng đầy lỗ tai về cái sự ” chị dek cần tiền, em tưởng tiền của em to lắm hả” . Nhức đầu vô cùng. Nhưng được cái là mọi thứ có thể deal. Vì thế cho nên mún làm việc với influencers nhanh, gọn, lẹ thì không có cách nào khác là phải tìm hiểu về họ trước. Có người chỉ thích tiền tươi, có người sẵn sàng nhận voucher, lại có người sẵn sàng ko nhận tiền chỉ vì họ yêu thích sản phẩm hay yêu thích sự trải nghiệm. Influencer cũng như celeb, họ có giá sàn, giống taxi có giá mở cửa vại á :)) Nếu thứ quy đổi có giá trị xứng đáng hơn giá sàn hay là điểm nhấn tạo nên bức tranh mà họ thích thì tiền bạc không thành vấn đề. Thậm chí họ sẵn sàng chi trả thêm các thứ chi phí lặt vặt khác để sự trải nghiệm đó hoàn hảo hơn. Đó là sự khác biệt. Với nghệ sĩ bạn phải trả tiền. Với phòng sales rất hiếm khi nào họ sẵn sàng nhận sản phẩm quy đổi hay voucher dịch vụ khác thay thế trừ khi dịch vụ phổ thông hay sản phẩm quy đổi có giá trị cao mà thôi. Với influencers, tính cảm tính và cái sự vui vẻ trong các mối quan hệ đè bẹp mọi quy chuẩn của hai chữ chuyên nghiệp.

Có nhiều loại influencers khác nhau tùy thuộc và mục tiêu của họ và không phải tất cả influencers đều thể hiện cái tôi riêng của cá nhân họ. Nói đơn giản có thể vd như là Mèo Ác ko hoàn toàn thể hiện cái cá tính của Liên Hương. Đại khái zị. Trong bài viết trước meoac có nói một cách đơn giản hóa để đưa ứng dụng của việc chọn lựa và phân loại influencers ở VN. Còn ở bài viết này sẽ là phần lý thuyết cơ bản mà hầu hết các bạn làm Social Media trên thế giới đã gom lại. Lưu ý quan trọng là ở VN ko có giống hoàn toàn với trên thế giới. Cũng giống như PR ở VN ko có phải chỉ cần build up 1 cái content thiệt là hoành tráng là cả làng báo nhào tới lấy tin đâu he, phải có họp báo và phong bì xăng xe vì nó là “lệ làng”, nên vui lòng mí bạn học “phép vua” trên cao, trên đỉnh Olympus ở nước ngoài chưa bị vỡ mặt ở VN đừng có bắt bẻ gì tui ở đây nha.

Về cơ bản người ta phân influencers ra thành 5 nhóm chính. Mún đi làm việc với brands lẫn influencers thì sơ bộ phải nắm về cái trò phân loại nhóm này đã nhe. Đừng có mà cắm mặt chỉ cần ngó profile nào nhìu like là đem đi promote cứ như đúng rồi là hẻm được đâu nha.  (5 cái nhóm này là của nước ngoài chia, nó nhập nhằng lộn xộn lung tung beng ko phù hợp với VN nên bài trước tui đã tự chia influencers ở VN thành 4 nhóm phân biệt rạch ròi và phù hợp với cà pháo mắm tôm VN hơn):

  • The networker (Social Butterfly): nhóm này có friendlist khủng, đi đâu cũng thấy, bạ đâu cũng gặp. Dân thường ai cũng biết. Nhưng không có nghĩa là nhóm này giá trị về mặt ý kiến ý cò hay định hướng. Nhóm này nhiều like, nhiều comment lắm nè mà sức ảnh hưởng định hình hay lòng tin hông có đâu. Nhiều chuyện là chính thôi. Bum búm bay, bum búm bay… bùm bùm… ( Xin lỗi anh Hùng Cửu Long nhưng cho phép em được đưa anh vào để làm ví dụ tiêu biểu cho nhóm này)
  • The opinion leader (Thought Leader): nhóm này thì ở xứ người là nhóm giá trị nhất. Kiểu như các bạn í nói 1 thì có cả vạn con thiêu thân bay vào sùng bái số 1 vậy đó. Cộng đồng của mí bạn này tin mí bạn này sái cổ, tin mù quáng mà chả cần lí do lun. Phù hợp làm brand ambassador ( ví dụ như bạn Michelle Phan zị đó. Mà sự thật là tui thấy em í may mắn mặt có góc cạnh và da đẹp sẵn chứ về phương diện hữu ích thì tui thích em Beauty Buzb hơn. Make up làm đứa ko đẹp thành đẹp mới ngon chứ em kia đẻ ra da đẹp, mặt đẹp sẵn gòi thì nhìu người mơ ước được như em í zị thui chứ hẻm có gì gọi là talent hết chơn á!)
  • The discoverer (Trendsetter): nhóm này thường là những người đầu tiên mò mẫm khám phá đồ mới. Hẳn nhiên là họ luôn tìm kiếm những thứ mới, thú vị để chia sẻ. Nhóm này người ta theo để cập nhật sản phẩm, thông tin, sự kiện… nói chung cái gì mới mới là nghĩ tới họ. Nhóm này hông có ồn ào mấy nhưng là nhóm được theo dõi và tin tưởng. Vì một khi họ giới thiệu cái gì tức là họ đã chứng thực giá trị cho cái đó, họ tự hào là người giới thiệu cái mà họ biết/trải nghiệm đến với cộng đồng của riêng mình. ( cho tui zô đây nhe, Mèo Ác – cái wé gì mới cũng thích thử, cũng đi dụ thiên hạ chơi dại chung zí mình. Haha… ). Mà thực tế thì cái nhóm này nó lung tung xà beng lắm vì ở VN thì nhóm chuyên biệt cũng nhập nhằng lẫn lộn vào đây luôn. Nhất là khu vực thời trang, mỹ phẩm xì tin thì mí em hotgirl, hotgay, hotles, hotboi dắt mũi cả đám loai choai lóc chóc cũng nằm trong khu vực của nhóm này lun.
  • The sharer (Reporter): nhóm này cho dễ hỉu có thể gọi là nhóm blog-báo. Kiểu là phổ biến thông tin trên blog với cách thể hiện như phóng viên zị á. Blog của mí bạn này được theo dõi như một dạng tạp chí, thuật ngữ mới được đẻ ra để gọi mí trang blog của họ là webzines. Thường thì mí bạn này hay phóng đại sự việc. Cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ấy. Cái nhóm này là nhóm ồn ào nhất. (Robbey zô đây nha). Nhưng mắc cười là định nghĩa nhóm này khá nhập nhằng ở VN vì có rất nhiều trường hợp ngược lại. Nhiều phóng viên đem công việc lên social network để khuếch tán cho cộng đồng thông tin riêng nhiều hơn là dạng wanna be phóng viên như ở nước ngoài. ( Cô gái đồ long ở nhóm này luôn đó )
  • The user (Everyday Customer): cái nhóm này ko có được coi thường nhe. Mặc dù họ thể hiện rất ư là bình thường nhưng mà cái cộng đồng của họ toàn là những mối quan hệ có tầm quan trọng ngang nhau. Tui thường gọi nhóm này là nhóm chuyên biệt cực kì giá trị.

Trên bảng ma trận của Klout có thể giúp chúng ta phân định được sơ bộ về các hướng ảnh hưởng như sau :

=

Trên sơ đồ ta thấy có tới 12 loại ảnh hưởng khác nhau theo các hướng, trong đó bao gồm cả các nhóm: the specialist, the activist, the socializer, the observer to the broadcaster, curator to the thought leader. Ở VN mà nhìn zô cái bảng này để làm việc là điên chắc lun. Vì nhìn zô thấy thằng nào cũng powerful hết trơn =))

Đó, tùy theo danh sách trong tay bạn có bao nhiêu cái tên thì zô trang của người ta nghiên cứu nội dung, sức ảnh hưởng rồi xếp loại zô từng ô đi nha. Khách hàng hay brand hỏi thì đem ra mà giải thích trong cái proposal lun cho khách hàng hỉu. Phải hỉu tình hình thì làm việc nó mới dễ chứ cả làng đều ko hỉu rồi cứ lôi cái KPI like với chả comment ra mà hành nhau, làm khó nhau. Tình hình kéo dài căng thẳng tới mức một số ca sĩ ở khu vực niche market cũng xách đít đi mua like ở mấy cty cung cấp dịch vụ seeding để tự sướng với khách hàng luôn là hiểu ha (giá 500 đồng/like). Cái wé gì cũng mua cho xong việc, hiệu wả thì cứ đen như bộ lông quạ vại đó.

Cần phân biệt influencer và Hot profile ( Popularity account)Có sự khác nhau rõ ràng giữa Hot profile , influencer và admin web thương mại. Ở đây tui sẽ không xếp thêm celebrity vào vì đó là một khía cạnh khác. Và cũng không xếp admin/owner của các forum/trang portal vào đây vì forum của họ có thể có đến 100.000 users nhưng không phải ai cũng quan tâm tới việc admin của họ là ai ngoài đời như thế nào, ra sao, họ có thể spread out thông tin nhưng chỉ thế thôi. Cũng giống như facebook có mấy trăm triệu users đó, nhưng chuyện anh Mark Zuckerberg thích ăn mì Ý hay mì Tàu, ún trà sữa hay milkshake thì cũng mặc xác anh í chứ có mấy ai để ý làm giè đâu.

Hot profile ( Popularity account) không phải ai cũng là influencer. Đổi lại ko phải influencer nào cũng sở hữu hot profile. Hot profile là chơi bạn có thể tìm thấy 1000 likes của 1 cái post không cần nội dung, 1 chữ A cũng đem tới 1000 likes. Hot profile-page có cả đống thể loại như account mua bán quần áo, kể chuyện hài, share app nhảm, các hội… Nhưng influencer thì phải là người thật, việc thật, người ta đặt lòng tin, xem và nghe, đọc và suy ngẫm những gì họ nói. Thông tin giá trị sẽ có nhiều likes + comments. Thông tin chán thì lượt likes và comments giảm vô cùng cực. Con số cao nhất là con số thực và ra đường người ta vẫn có thể nhận diện được influencer bằng tên profile của họ. Giá trị mà họ tạo dựng được là uy tín về thông tin chứ không phải là sự ồ ạt gom likes từ việc khoe khoang trào lưu và phát tán bản tin thời cuộc ( cướp-giết hiếp…etc). Hot profile có thể ngày 1 ngày 2 nhưng Influencer thì phải dài lâu mới xây dựng được.

 

( bài tiếp theo sẽ nói về các yêu tố để wánh zá influencers nhá )

8 thoughts on “Social 02 – How to work with influencers !

  1. em thích chị Mèo Ác lắm ,nhất là mấy bài đồ ăn đồ uống á ,nhìn vô nước miếng chảy tèm lem

  2. Anh Mark làm j ảnh hưởng đến dân IT lắm đó Mèo 🙂 , Hot profile giống như page “Hội những người không đỡ nổi những người khó đỡ” phải ko c Mèo 🙂

    1. Lấy ví dụ cho dễ hỉu vậy thui. Liệu anh í xài nokia, motorola hay iphone có khiến dân IT ào ạt mua điện thoại theo anh í hem. Sure là ko

Leave a Reply