Tết đoan ngọ

Ngày xưa coi Tây Du Ký hay nghe nhắc tết đoan ngọ mà chả bik tết đoan ngọ là tết gì. Ngày xưa hay bị bà nội bắt ăn cơm rượu mặc dù chỉ ưng rượu, chả thích cơm.
Bây giờ thì đi ngoài đường thấy bán cơm rượu, thấy tết đoan ngọ nhưng không thấy mấy thú vị lắm với ngày tết này. Có điều… xuống khu Q5 thấy người Hoa họ bán bán ú jì mà nó to zã man. Hem có phải bé tẹo như bánh của người Việt mình. Ăn có khác gì hem ta ???
=
ComruoumienNam.jpg (500×336)
=
Theo sách “Phong thổ kí” thì Tết Đoan Ngọ được gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Sở dĩ Tết này gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 là lúc bắt đầu trời nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo quan niệm Đông phương thì phương Nam là chính ngọ, mà ngọ là ngôi dương cho nên Tết này gọi là Tết Đoan Dương. Ở Trung Quốc, họ gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau, mồng 5 tháng 5.
=
file_uploadbanh-tro-tet-doan-ngo38275.jpg (500×375)
=
Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên
Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả hai bài thơ Ly tao và Sở từ, nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh,lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên. Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang
=
54.jpg (405×305)
=
Bánh ú bình dân
=
thumb_banh_u.jpg (293×293)
=
Bánh ú bỏ hộp
6 cái 78k
=
Bánh Ú (3).jpg (550×594)
=
Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng 5 là “Tết giết sâu bọ” – vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Người ta quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ” vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Đào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc, nhưng cái lòng nó vàng tươi khêu gợi. Và đương nhiên không thể thiếu món rượu nếp.
Thành lệ, cứ đến sáng sớm ngày mồng 5, người ta cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa… bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn hoặc bôi phẩm hồng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng. Trẻ em giết sâu bọ xong khi còn ngồi trên giường, rồi rửa mặt mũi, chân tay xong bắt đầu nhuộm móng tay móng chân, đeo chỉ ngũ sắc. Em gái đến độ tuổi xâu lỗ tai cũng chọn ngày này mà xâu. Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho trẻ con. Bùa kết bằng chỉ ngũ sắc, kết theo hình hoa sen, quả đào, quả ớt… Lại may áo lụa mang đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý trừ ma tà cho khỏi quấy.
=
bánh_bá_trạng_1.jpg (365×274)
=
Lễ sêu
Trong những tục lễ của ngày Tết Đoan Ngọ, có lẽ tục người ta chú ý nhất là tục lễ sêu – một tục lệ mang đầy tính nhân văn giữa người với người, con cháu với ông bà, cha mẹ, người bệnh với thày thuốc, học trò với thày giáo. Những chàng trai đã dạm vợ hoặc hỏi vợ nhưng chưa cưới thường đi sêu bố mẹ vợ nhân ngày Tết Đoan Ngọ.
Lễ sêu trong dịp này bao giờ cũng có đậu xanh mới hái vào tháng Tư, gạo nếp của vụ chiêm. Ngoài ra tháng Năm cũng là mùa ngỗng và mùa chim ngói, cùng với gạo nếp, đậu xanh, bao giờ cũng có một đôi ngỗng và một, hai chục chim ngói. Kèm thêm là cân đường cát, trái dưa hấu, nghĩa là toàn những sản phẩm trong mùa. Chỉ những chàng rể chưa cưới vợ mới đi lễ sêu, còn những chàng rể đã cưới vợ rồi thì hết lễ sêu, nhưng trong dịp tết Đoan Ngọ, các chàng rể dù nghèo vẫn cố chạy món quà nhỏ để biếu bố, mẹ vợ. Lễ biếu này nhiều, ít tuỳ tâm và không quan trọng bằng lễ sêu. Các ông đồ xưa dạy học thường không lấy học phí. Hàng năm vào dịp mồng 5 tháng 5, các học trò đều có đồ lễ tết thầy. Thúng gạo, đôi ngỗng, phong chè, gói bánh hoặc túi hoa quả, tùy tâm bố mẹ học trò. Những gia đình giàu có thường phong bao một số tiền. Học trò cũ đã làm nên danh vọng cũng không quên thǎm thầy vào dịp này. Các con bệnh được các ông lang chữa khỏi bệnh, mặc dù đã trả tiền thuốc, nhưng cũng không quên ơn cứu mệnh cho mình, nên trong dịp tết Đoan Ngọ (còn gọi là tết hái thuốc) cũng mang quà tết thầy lang. Đồ lễ cũng gồm: đậu xanh, gạo nếp, ngỗng, chim ngói… như đồ lễ học trò tết thầy học. Dẫu qua bao biến đổi về thời cuộc, song tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong lòng người dân đất Việt như một phong tục đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người.
=
679dafb9cf36efdb5a678c778691d042b178c47f.jpg (600×450)
=
Bánh ú ngoài Bắc hình trụ
Bánh ú trung-nam hình chóp nón béo tẹo
Còn cái bánh bự bành ki tổ nái của người Hoa tui thấy là bánh… bá trạng.
=
=
Tết Đoan Ngọ ăn bánh bá trạng
Bánh bá trạng là một loại bánh của người Hoa, thường được dùng để cúng trong dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 âm lịch). Nhìn về hình dáng bên ngoài, bánh bá trạng tương tự như bánh ú của Việt Nam, nhưng to hơn, vị đậm hơn và có nhiều nhân hơn. Nguyên liệu đầu tiên để làm bánh bá trạng phải kể đến là đậu phộng luộc, được chế biến khá công phu. Người ăn sẽ cảm nhận được vị bùi, béo của đậu phộng, vị mặn của thuốc bắc và mùi thơm của thảo dược. Bánh bá trạng bắt buộc phải có đậu phộng. Bánh bá trạng mà không có đậu phộng là biết ngay đồ… dỏm!
Lá để gói bánh là lá tre, nhưng hiện nay thông dụng nhất là gói bằng lá dong, vì tính tiện dụng của lá dong và một phần cũng là do lá dong không làm thay đổi mùi vị của bánh sau khi nấu. Lá phải được rửa sạch, chần sơ, lau khô, ủi thẳng trước khi gói.
Khi thưởng thức bánh, người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của nếp, vị béo của đậu phộng, vị mặn của tôm khô, mùi thơm của lạp xưởng và sự hòa quyện của thịt heo, trứng muối.  Do tính đặc thù nên bánh bá trạng thường chỉ xuất hiện vào dịp tết Đoan Ngọ (cũng như truyền thống cúng bánh chưng của người Việt). Ngoài bánh ú lá tre thì bánh bá trạng là 1 phần không thể thiếu để cúng trong dịp này. Để ăn đúng điệu người Hoa thì khi ăn bánh bá trạng phải ăn chung với… đường cát trắng. Thói quen này không phải ai cũng có thể làm theo được.
(Sưu Tầm)
=
BONUS
=
IMG_7393 copy.jpg (450×600)
=
Bánh bá trạng nhà bạn con zoi làm
=
IMG_7394 copy.jpg (600×450)
=
To bằng cái bánh zò
=
IMG_7400 copy.jpg (600×450)
=
Mà hẻm có hạt sen
hix…
=
IMG_7411 copy.jpg (450×600)
=
Này thì là bánh ngọt
wằm 1 fát… hem thích

0 thoughts on “Tết đoan ngọ

  1. chi ko co o Vn ko an duoc cai tet diet sau bo, doc blog cua em nghi ra sang kien thay gi an uong cung kieng te le nhu tren thui thi mua may vien thuoc xo lai cho ca nha uong thia la xong Tet sau bo nhi???

  2. Mèo, tao tưởng ngày này chỉ ăn bánh tro thôi, hóa ra ăn cả bánh ú nữa hả mày?

    Thường mẹ tao chỉ mua trái cây với bánh tro: cái bánh trong veo, màu xanh úa ngả vàng đấy, chấm đường. Nhưng tao thích ăn bánh tro kiểu ngoài bắc hơn, nó hình thoi, to to, khi ăn cắt ra, chấm vời nước mật, ngon thật là ngon. Trong này cái bánh tro nó hình tam giác, bé tí, ma hôi mùi vôi quá, ăn nhạt nhẽo mày ah!

  3. @ Loan : bánh tro thì fải có mùi tro chứ mày. Bánh ú tro là cái bánh trong trong mày ăn đó. Bánh mặn thì là bánh bá trạng thui… ngon lém

    @ kim thanh : haha… tục xưa thui, sao mà fải mua thuốc xổ ún chi khổ rứa

  4. mình thì ngược lại với mèo. mình thích bánh vị ngọt, chắc tại ở nhà từ bé toàn thấy mẹ cúng bánh ngọt, chưa thấy cúng bánh ú bao giờ. nên ăn từ bé, riết ghiền. ^^

Leave a Reply