Japan 004 – Oiran 花魁 & Geisha 芸者

Thiên hạ giờ nhầm nhọt Geisha và Oiran nhìu quá sức. Quyển sách Hồi ức geisha đã bị văn phong hoá theo chiều Mỹ và lên màn ảnh bôi bác sự thật.

Oiran – Người làm nghề bán thân, công khai hầu khách hành lạc, học kĩ năng nghệ thuật cao, rèn luyện sau khi được chọn lựa gắt gao để có bước dạo đầu tốt, cho khách thư giãn thực sự với dịch vụ cung đình trước lúc hành lạc, để cầm đồng tiền xứng đáng là Oiran. Là một nghề và đẳng cao nhất của nghề.
Geisha – cũng là nghề , cũng là học nghệ nhưng nghệ này không có phục vụ khách theo kiểu dịch vụ sung suóng đại trà. Geisha chỉ hầu giương chiếu với Danna , chỉ là không ràng buộc trách nhiệm hôn sự.

Việc thiếu kiến thức đúng của người làm phim Hồi ức geisha bôi xấu hình ảnh người ta. Cho diễn viên nữ chính lả lơi, mang guốc Oiran trong phim về Geisha đủ làm cái phim kệch cỡm rồi. Coi trailer là hiểu, tui ko coi phim này mặc dù anh đạo diễn thì tui cũng hâm mộ lớm.

Như đã nói công việc chính của các nàng Oiran là phục vụ tới Z. Nhưng không phải là hàng gái đứng đường hay ai cũng động vào được. Oiran là đẳng cấp cao của các cô gái làm công việc này. Oiran cũng ra đời trước Geisha và nghe đâu là chỉ phục vụ các lãnh chúa.

Đại khái nôm na theo như tui bít thì Oiran 花魁 là đẳng cấp cao trong hàng ngũ yūjo 遊女 ( gái làng chơi), tạm gọi là gái gọi hạng sang. Từ Oiran xuất phát từ cụm Oira no tokoro no nēsan (おいらの所の姉さん) , kiểu như chị lớn dẫn đầu. Đẳng cấp cao nhất của Oiran là Tayū (太夫), các chị này thường có 1 bé đi chung gọi là kōshi (格子). Em này nhỏ mà quyền lực lắm vì em í sẽ giữ nhiệm vụ lọc khách. Khách có tiền chưa qua em í kiểm duyệt thì muốn ném tiền vào mặt các nàng Tayu danh tiếng cũng ko được. Mí cô Tayu thường chỉ hầu lãnh chúa, túm lại là quan chức có địa vị xã hội, thời đó thì chỉ có mấy ông đó mới giàu có đất đai của cải kẻ hầu người hạ thôi he. Những người phụ nữ có thể trở thành Tayu danh tiếng phải là những người có tri thức và trí tuệ, bởi họ cần sự hiểu biết và nhạy cảm để có thể trò chuyện với những vị quyền thế trong giới quý tộc và chính khách, các lãnh chúa. Những Tayu nổi tiếng trong lịch sử không chỉ là hình mẫu của những Oiran khác mà còn là những người sáng tạo ra xu hướng nghệ thuật và thời trang mới cho các tiểu thư và quý bà trong giới thượng lưu. Nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật tinh hoa tinh túy do các Oiran nhất đẳng Tayu tạo ra vẫn còn được bảo tồn tới ngày nay.

Còn Geisha 芸者 dịch theo chữ tiếng Nhật là “nghệ xã” (gei = nghệ thuật, sha = người), dùng để chỉ người được huấn luyện về các nghệ thuật cổ truyền của Nhật như: đàn, ca, ngâm họa thơ, vũ, pha trà, cắm hoa, nói chuyện tiêu khiển … Nghe xong té ghế chứ mí bác Geisha hòi xưa khởi thủy toàn là nam, chắc vì vậy nên mới có vụ la làng bán nghệ chứ ko bán thân. Hú hồn!
Mí Geisha nam hòi xưa còn được gọi là Hokan (幇間) hay Taikomochi (太鼓持), mí bạn nữ thì được gọi là Geigi ( 芸妓).
Mún làm Geisha thì các bé được đưa vào các lò từ nhỏ gọi và được gọi là Shikomi, các bé Shikomi này thường zô mí lò và làm việc vặt giặt giũ lau nhà theo hầu các bà chị từ tú bà cho tới các đàn chị, trong thời gian này các bé cũng được học chơi đàn Shamisen, thổi sáo, đánh trống, múa may, hát hò… Các bé này mún trở thành Maiko 舞子 ( geisha tập sự) thì phải tìm cho mình 1 bà chị đỡ đầu, một Geisha đàn chị, phải làm lễ thề trung thành gắn bó với bà chị và bắt đầu theo bà chị đi chào hỏi giới thiệu bản thân để gọi là lobby. Rồi các bé Maiko sẽ còn có 1 thứ lễ khác gọi là Mizuage 水揚げ, bán đấu giá trinh tiết, các bác có tiền lao vào để giành quyền bóc tem. Bóc tem xong thì bé sẽ thành Geisha. Giá của bé và danh tiếng cũng phần nào dựa vào kết quả đấu giá cái tem của em í.

==================================

So sánh Oiran và Geisha

Đều phải học những thứ tùm lum tá lả cầm kì thi họa đủ món ăn chơi như :
1 – Trà đạo (chadō )
Cách chuẩn bị cho tiệc trà, cách pha, cách rót trà, cách vén tay áo để rót trà, cũng như được dạy về trà đạo (chadō
), tức là lý thuyết về các nghi lễ trà để có thể gợi chuyện với khách và hành xử thích hợp. Đặc biệt là họ phải hiểu biết về trà sự (cha-ji ), tức là một nghi lễ trà đầy đủ. Cái nghi lễ này uống xong là thấy mình đúng nghĩa rảnh tiền, rảnh thời gian và cao sang quý phái liền. Nghi thức thưởng trà kéo dài tới tầm 4 tiếng đồng hồ bao gồm một bữa ăn nhẹ (kaiseki), trà lạt (usuicha) và trà đậm (koicha). Ngoài ra ít rảnh hơn thì các nàng sẽ hầu Trà hội (chakai ), giống như trà sự nhưng không có bữa ăn nhẹ nên lẹ hơn chút đỉnh. Cái nào cũng có nghi thức dâng, thỉnh, kính… mệt hết hơi mới nhấp được ngụm trà.
2 – Cắm hoa (Ikebana )
Cái này là nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản, còn gọi là hoa đạo (
). Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản không có cầu kì màu sắc tùm lum lòe loẹt mà phải hài hòa âm dương ngũ hành nhằm tạo nên một sự hòa hợp về nhịp điệu và màu sắc của hoa. Nghệ thuật cắm hoa của mí bạn Nhật chú tâm vô cái gọi là quan điểm tam hòa: thiên, địa và nhân. Học cắm hoa mà cũng phải hòa với tịnh, phải có cảm nhận trời đất và nét đẹp riêng của từng đường nét chứ không nhét cả nùi trăm hoa, ngàn bông nở xòe rực lòi mắt như kiểu Tây.
3 – Đàn Ca Múa :
Nói đến Geisha thì hay nghe nhắc tới đàn Shamisen (
). Shamisen là một cây đàn có ba dây, gảy với một phím đàn khá lớn (Bachi). Shamisen có thể chơi độc tấu hoặc với các Shamisen khác, hòa tấu với các nhạc cụ khác cũng được lun. Theo truyền thống, cả nam và nữ đều có thể chơi đàn Shamisen. Ngoài hình ảnh sang chảnh với loại đàn này thì các nàng còn phải học cả đàn Koto, Shakuhachi, và một loại trống đánh bằng tay gọi là Tsuzumi. Đàn ko chưa đủ, các nàng cũng phải được huấn luyện kỹ càng về múa (vũ) và hát các bài hát dài (nagauta) hoặc ngắn (kouta). Đa số đều phải biết múa các vũ điệu cổ truyền Nhật Bản (nihon buyo), vũ điệu tsurukame, các vũ điệu nổi tiếng như Fujimusume, Sakura.

4 – Mấy cái khácNhư Thư pháp ( 書道), mặc Kimono, các viết thư theo đúng lối văn chương, làm thơ , bình thơ… cũng phải ngốn cho hết, học cả đời, học cho tới chết. Nhưng túm lại là các nàng phải đạt đỉnh cao danh vọng và kiếm càng nhiều tiền càng tốt trong lứa tuổi 17-30. Thăng cấp trong độ tuổi đó. Trên 30 thì bị mất giá, chừa đường cho đàn em tuổi trẻ tài cao nhan sắc cồn cào lên thế. Các bà chị có thể lui về tuyển chọn đệ tử, làm bà chị lớn, làm tú bà, làm tá lả …
Nhưng có 1 thứ mà các bạn này ko được làm là kết hôn. Mún kết hôn phải bỏ nghề vì có ông nào chịu cưới thì cũng muốn vợ mình đoan chính ngồi nhà chứ không có đi hầu ta bà thiên hạ.
Mối quan hệ của Oiran và Geisha với mí ông Danna khá phức tạp, iu nhau hay ko thì có trời biết. Hên hên thì có ông Danna hốt về làm vợ, vợ lớn vợ bé gì đó tùy tâm. Còn không thì … thôi.

Oiran hay Geisha nói thẳng ra là cũng hầu kẻ có tiền, tha hồ khoe hàng trang sức đắt tiền, bung lụa phô bày hết tài năng, phóng túng, không bị ràng buộc về bất cứ thứ bó buộc gò ép khiêm nhường, rụt rè, e lệ như phụ nữ truyền thống Nhật Bản. Họ tự do và tự chủ về kinh tế trong cái xã hội trọng nam khinh nữ xứ Phù Tang. Cả hai đều được biết đến tầm thế kỉ thứ 17, triều đại Edo.
Geisha thường làm việc song song với Oiran, nhưng luật không cho phép cạnh tranh lẫn nhau. Oiran có vẻ như gặp thời sớm nên đình đám và biết nhiều trong tầm thế kỉ thứ 17, còn Geisha bắt đầu trở nên phổ biến khi văn hóa phương Tây du nhập. Geisha trông có vẻ chuẩn mực truyền thống hơn nên dễ bị các em
yūjo 遊女, gái gọi cấp thấp giả mạo, các ẻm thì chỉ quấn đồ rồi trang điểm cho giống Geisha thứ thiệt chứ không có học hành kĩ nghệ đàn ca múa hát hầu trà ngâm thơ nói chuyện gì cả, chỉ cần vào phòng hầu nhu cầu pặc pặc của mí anh lính Tây làm cho mí anh lính Tây mơ tưởng mình hốt được Geisha hay Oiran nhưng mà thực tế toàn mí em gái làng chơi hạng thấp.

Mún rờ zô Oiran hay Geisha thì cũng phải có tiền cục bự bự. Hai nàng này đều có giá từ lúc chưa ra nghề. Rồi còn có vụ án đấu giá trinh tiết nữa. Tiền núi mới bóc tem được các em í. Xong rồi thì nàng nào cũng có Danna 旦那 bảo trợ để sắm quần áo trang sức, học hành,…
Không có luật nào ràng buộc hay quy định Geisha phải hầu giường chiếu với Danna 旦那 nhưng các Geisha đều có mức độ phục tùng mí ông Danna như ông hoàng, không có trò đi lang thang hay tiếp khách quá mạng mà phải ưu tiên cho mí ông bảo trợ mình.
Còn Oiran thì sau khi được các bé kōshi 格子 lọc khách rồi thì cứ mặc nhiên là xong phần hầu trà hầu rượu ca múa hoa hòe vẽ vời ăn uống là chui vào chuồng quất pặc pặc. 

Oiran thường mặc Kimono cầu kì, nhiều lớp, lòe loẹt càng tốt. Trang điểm của Oiran cũng diêm dúa hơn, trâm cài nữ trang, dây thắt tá lả. Nhiều phụ kiện và thoải mái tung tẩy khoe lên người và tóc nên Oiran có kiểu tóc cầu kì, sáng tạo và sặc sỡ. Geisha thì kiểu tóc đơn giản vài kiểu như: Shimada-mage, Wareshinobu hay Ofuku. Một Oiran để ra nghề làm khách hài lòng phải trải qua các khóa học múa, chơi đàn, biết bình thơ và làm thơ, viết thư pháp, trà đạo, cắm hoa và nghệ thuật sung sướng nữa.
Cái này tui học, tui ngâm kíu, nghe sao nói zị, bản thân mình ko sống trong thời kì đó mà chỉ đọc tài liệu theo đó mà phân biệt vại thoai. Lộng ngôn đem hai hình ảnh mang tính bảo tồn văn hóa truyền thống của xứ người ta ra so sánh bị đánh lòi họng ráng chịu.

OIRAN KO MANG VỚ, OBI TRƯỚC BỤNG LOÈ LOẸT PHÔ TRƯƠNG

GEISHA MANG VỚ, OBI SAU LƯNG. Obi còn thả đuôi dài là Maiko,geisha tập sự

Oiran khác Geisha các điểm chính có thể nhìn thấy từ bên ngoài như sau :

Mí cô Oiran thì mặc Kimono kiểu khác, cái cục thắt lưng Obi bự chảng thắt đằng trước. Đi đứng hiên ngang, danh giá, và cũng tha hồ mà hát mặt đanh đá luôn
Oiran nhìn zô bít liền vì tóc tai phụ kiện lỉnh kỉnh hoành tráng, phóng khoáng hơn Geisha nhìu. Obi thắt đằng trước thì có cận 10 độ cũng phải thấy. Cái cục Obi của Geisha buộc đằng sau, một cục to đùng. Maiko là cấp bậc học việc của Geisha nên Obi thắt đằng sau lun mà ko quấn hết, chừa ra cái đuôi dài hết cả chân.
Oiran mang guốc cao lêu nghêu, có khi trên cả 15cm và ko có mang vớ. Geisha mang guốc thấp hơn chút đỉnh và bao bọc bàn chân bằng tabi cho tử tế. Mang cao thì đi khó, nhưng khó thì phải ráng mà đi vì mang guốc cao để làm gì ? Để khỏi làm dơ mí vạt áo Kimono đắt đỏ chứ chả có gì hết trơn á. Ngó cái phóng khoáng chân trần ko vớ, Obi trước bụng, lòe loẹt diêm dúa thì là Oiran.

ĐẠI KHÁI ZỊ ĐI.
Hì hục gõ wá mệt !
Ai chôm nội dung ko để nguồn là 3 đời chết vì ghẻ.
Ai đọc mà ko like có ghẻ lun.

3 thoughts on “Japan 004 – Oiran 花魁 & Geisha 芸者

Leave a Reply